Việc Fed tăng lãi suất đã ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam bởi tăng lãi suất cũng đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ mạnh lên qua đó "đàn áp" tiền tệ của các quốc gia khác.
Dẫn nguồn CNBC, kết thúc cuộc họp ngày 21/9/2022 (rạng sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chốt phương án tăng lãi suất thêm 0,75) - lần thứ ba liên tiếp trong năm nay. Cùng với đó, Fed dự kiến sẽ đưa ra dự báo hàng quý về lạm phát, nền kinh tế và con đường chính sách tương lai.
Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh, Fed sẽ làm tất cả những gì cần thiết để chống lại lạm phát và không có khả năng đảo ngược việc tăng lãi suất trong thời gian tới.
Bên cạnh số đông dự đoán mức tăng 0,75%, vẫn có một số ý kiến cho rằng Fed có thể sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn với mức 1%.
Việc Fed tăng lãi suất đã ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam bởi tăng lãi suất cũng đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ mạnh lên gây mất giá đồng tiền với các quốc gia.
Cần nhấn mạnh lại rằng đồng USD đang sắm vai trò là tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính toàn cầu có nghĩa là những biến động của nó có tác động sâu rộng. Sức mạnh của đồng bạc xanh đang khoét sâu thêm tổn thương ở nhiều nước bao gồm tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực ở Sri Lanka, lạm phát kỷ lục của châu Âu và mức thâm hụt thương mại lớn của Nhật Bản.
Đà tăng giá của USD có nguy cơ làm trầm trọng thêm đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu và gia tăng áp lực ứng phó lạm phát của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Một dấu hiệu đáng lo ngại là nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để bảo vệ đồng tiền của họ phần lớn đều thất bại trước đà tăng giá không ngừng của đồng USD. Chi tiết
Dẫn nguồn Doanh nghiệp và Kinh doanh, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, gần như chắc chắn trong ngày 21/9, Fed sẽ tăng lãi suất ở mức 0,75% - một mức cao đối với giai đoạn hiện nay.
"Nếu tăng mức 1% thì Fed phải hết sức cẩn thận bởi điều này sẽ tác động rất lớn đối với tâm lý nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp", ông Lực nói.
Mỗi lần Fed tăng lãi suất, tác động đều rất rõ. Trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất 3 lần và mỗi lần tăng, ngoài việc đẩy mặt bằng lãi suất tăng lên còn khiến đồng USD tăng qua đó khiến nghĩa vụ trả nợ của một số quốc gia cũng trở lên áp lực hơn và cuối cùng là hiện tượng dịch chuyển dòng vốn đầu tư - nhất là vốn đầu tư gián tiếp.
"Rất may với Việt Nam, cả bốn tác động này về cơ bản ở mức độ tương đối vừa phải và vẫn trong tầm kiểm soát, lạm phát dự kiến ở mức dưới 4% trong năm nay, tỷ giá biến động ở mức vừa phải (xoay quanh mức 3%) và nhà đầu tư vẫn có xu hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán nhưng không nhiều (chỉ ở mức vài chục triệu USD - vẫn tốt hơn một số quốc gia bị bán ròng đến vài tỷ USD)", ông Lực cho hay.
Tại Việt Nam, Chính phủ cũng vừa có Hội nghị để bàn về việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong đó có điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, việc bị tác động từ cuộc họp ngày 21/9 của Fed là rất khó tránh khỏi.
Năm nay, vấn đề tỷ giá rất quan trọng và tương đối nóng, có những đồng tiền mất giá từ 18 - 20%, yen Nhật và euro là 2 đồng tiền lớn mất giá kỷ lục. VND hiện đang mất giá 2,8% so với USD; đây là thành quả nhờ sự kiểm soát tương đối tốt của chính sách tiền tệ.
Theo ông Lực, nhiều chuyên gia lo ngại rằng, nếu cứ giữ mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay thì dòng vốn sẽ chạy ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi vốn đầu tư phần lớn là đồng USD. Tiềm năng đầu tư vào Việt Nam cũng tương đối tốt, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả khi trừ đi yếu tố tỷ giá.
Dự báo về lãi suất những tháng cuối năm 2022, ông Lực cho rằng lãi suất vẫn đang có xu hướng tăng; cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều sẽ tăng nhẹ.
Theo đó, vị chuyên gia kiến nghị Chính phủ và NHNN cần tiếp tục chính sách điều hành như hiện nay, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp.
Giá vàng hôm nay 11/12: tăng vọt, thế giới tiệm cận mốc 2.700 USD/ounce
Giá cà phê hôm nay 11/12: Robusta nối dài chuỗi ngày tăng giá