Ngày 1/3/2022, Apple ra tuyên bố dừng bán các sản phẩm, dịch vụ tại Nga đã trở thành cơ hội để các hãng điện thoại trong nước phát triển.
Ngay sau đó, các đại biểu Quốc hội Liên bang Nga đã hối thúc các nghị sĩ đồng cấp dùng AYYA T1 do công ty Smart Ecosystem thuộc Viện Nghiên cứu Quy mô của tập đoàn nhà nước Rostec phát triển.
Tính năng đặc biệt nhất trên AYYA T1 là một nút phần cứng riêng biệt để tắt camera và micro nhằm tránh bị giám sát. Điện thoại AYYA T1 được chạy trên hệ điều hành Nga dành cho các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan nhà nước Nga. Ngoài ra, AYYA T1 cũng có phiên bản sử dụng Android 11, với giá 265 USD (gần 6 triệu đồng).
Được thành lập vào năm 2007, tập đoàn Rostec đã phát triển rất nhiều sản phẩm sáng tạo, bao gồm cả công nghệ quân sự. Rostec dự kiến sẽ trở thành một trong những thương hiệu giàu có nhất của Nga trong vòng 10 năm tới.
Vào năm 2019, trong khuôn khổ hợp tác quân sự và kỹ thuật, Rostec đã ra mắt công chúng thế giới Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần Tornado-S (MLRS), hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-ME, và súng trường tấn công AK-12 mới. Các sản phẩm hàng không của hãng bao gồm máy bay Irkut MC-21, máy bay chiến đấu phản lực Sukhoi Su-57 và trực thăng vận tải Mil Mi-38.
Nga từng có không ít những mẫu điện thoại nổi tiếng nhưng không tìm được chỗ đứng lâu dài. Vào những năm 2014-2015, hãng điện thoại của Nga Yota Devices đã cho ra mắt mẫu điện thoại đặc biệt gọi là YotaPhone II. Chiếc điện thoại này được ví như là "iPhone của Nga" khi nó sở hữu những đột phá về mặt công nghệ mà đáng chú ý nhất khi sở hữu hai màn hình.
YotaPhone từng là niềm tự hào của Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin, thậm chí ông còn tặng một chiếc YotaPhone II cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Lúc bấy giờ máy nhận được sự đánh giá cao về mặt sáng tạo từ giới chuyên môn, cũng như sở hữu cấu hình cao cấp hàng đầu trên thị trường ở thời điểm đó.
Trong khi đang trên đà phát triển thị vào khoảng năm 2015, YotaPhone đã gặp phải một số rắc rối liên quan đến đối tác cung ứng màn hình là Hi-P Singapore. Công ty này đã kiện đòi 126 triệu USD vì Yotaphone từ chối nhận lượng hàng tối thiểu đã đặt. Sau đó, hai bên đã đàm phán và YotaPhone phải trả cho Hi-P Singapore 17 triệu USD.
Với tình hình kinh doanh ảm đạm, năm 2016, Yota đã chính thức rút khỏi Nga và châu Âu để chuyển hướng sang hoạt động tại Trung Quốc. Tưởng chừng như thị trường tỷ dân này sẽ giúp Yota vực dậy được tình hình kinh doanh thì có lẽ nơi đây chính là nơi kết thúc của Yota. Sau khi ra mắt mẫu YotaPhone III vào năm 2018 thì công ty này cũng chính thức tuyên bố phá sản.
Có thể thấy, việc chuyển sang dùng điện thoại trong nước là một động thái vô cùng quyết tâm từ chính phủ Nga khi bị Apple "khước từ", với mong muốn người dân sẽ sử dụng điện thoại nội địa sẽ giúp cho các tập đoàn công nghệ trong nước phát triển hơn.
Cứu tinh bất ngờ: Chiếc điện thoại ‘cục gạch’ giúp người phụ nữ thoát khỏi vụ lừa đảo 50 triệu đồng
Sim 'lục quý 9' tiền tỷ bị khóa sau 3 tháng không sử dụng, nhà mạng Vinaphone lên tiếng