Ngành học phí lên tới 80 triệu/năm vẫn ‘cháy’ chỉ tiêu: Ra trường có việc, phụ huynh nên lưu tâm
Bán dẫn, vi mạch đang là ngành học HOT, dù mức học phí cao nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều sĩ tử khi đăng ký vào các trường Đại học.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã nhanh chóng mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo liên quan đến vi mạch, bán dẫn, với mức học phí dao động đáng kể – từ 20 triệu đến 80 triệu đồng/năm học.
Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) dự kiến tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch cho năm 2025 theo hai chương trình: tiêu chuẩn và giảng dạy bằng tiếng Anh. Mức học phí với chương trình tiêu chuẩn là 30 triệu đồng/năm học, trong khi chương trình dạy và học bằng tiếng Anh có mức học phí cao nhất hiện nay – 80 triệu đồng/năm học.
Tại Đại học Quốc tế Sài Gòn, năm học 2025 trường dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu ngành Thiết kế vi mạch, với nhiều phương thức xét tuyển linh hoạt. Học phí chính thức chưa được công bố, song năm học trước, ngành này có học phí gần 30 triệu đồng mỗi học kỳ – tương đương khoảng 60 triệu đồng mỗi năm.
Đại học Phenikaa hiện đào tạo chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn thuộc ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông, với học phí 46,2 triệu đồng/năm học. Đây là mức học phí khá cao trong nhóm các trường đào tạo lĩnh vực này.
![]() |
Ngành bán dẫn, vi mạch đang là ngành học HOT, sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm rộng mở. Ảnh: Tổng hợp |
Tại miền Trung, Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) cũng mở đào tạo chuyên ngành Vi điện tử – Thiết kế vi mạch. Mức học phí năm học 2024-2025 là 28,7 triệu đồng. Trường cho biết lộ trình tăng học phí sẽ tuân theo quy định của Nhà nước.
Trong khi đó, Đại học Bách khoa Hà Nội – một trong những đơn vị tiên phong đào tạo ngành công nghệ cao – hiện có hai ngành đào tạo liên quan trực tiếp và gián tiếp tới vi mạch, bán dẫn: chuyên ngành Thiết kế vi mạch (thuộc ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông) và ngành Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano (mở từ năm 2023). Sinh viên chương trình chuẩn nhập học năm 2024 (K69) sẽ đóng học phí từ 24 – 30 triệu đồng/năm học. Nhà trường lưu ý, mức học phí có thể điều chỉnh trong các năm học sau nhưng không vượt quá 10% mỗi năm.
Ở phía Bắc, Đại học Sư phạm Hà Nội vừa mở ngành Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật), bên cạnh các ngành mới như Công nghệ sinh học, Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. Mặc dù chưa công bố học phí chính thức cho năm tới, nhưng những năm gần đây, mức thu của trường dao động trên dưới 10 triệu đồng/năm – thấp hơn nhiều so với các trường đại học kỹ thuật.
>> Kể từ 22/4: Chính thức áp dụng quy định mới về chế độ làm việc của giáo viên
Chuyên gia nhận định về ngành bán dẫn, vi mạch
PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nhận định: "Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn", đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực này đang có tốc độ tăng trưởng nhanh tại Việt Nam.
![]() |
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông là là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo ngành học này. Ảnh: Tổng hợp |
Theo dự báo, trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghiệp chip bán dẫn sẽ vào khoảng 20.000 người và có thể đạt tới 50.000 người trong vòng 10 năm tới – tất cả đều cần trình độ từ đại học trở lên. Trong khi đó, hiện Việt Nam mới chỉ có hơn 5.000 kỹ sư thiết kế chip. Trước thực trạng thiếu hụt này, nhiều trường đại học đã chủ động mở ngành hoặc chuyên ngành mới liên quan đến Thiết kế vi mạch bán dẫn.
Học phí của các trường đào tạo ngành bán dẫn, vi mạch
STT | Trường | Ngành | Học phí |
1 | Đại học Cần Thơ | Kỹ thuật máy tính (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn) | 22,7 triệu đồng/năm |
2 | Đại học Quốc tế Sài Gòn | Thiết kế vi mạch | 30 triệu đồng/năm |
3 | Đại học Bách khoa Hà Nội | Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano | 22-28 triệu đồng/năm |
4 | Đại học Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia TP.HCM) | Thiết kế vi mạch | 35 triệu đồng/năm |
5 | Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) | Công nghệ kỹ thuật máy tính (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn) | 16,4 triệu đồng/năm |
6 | Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) | - Công nghệ bán dẫn - Thiết kế vi mạch | 34,2 đến 35,5 triệu đồng/năm |
7 | Đại học Phenikaa | Kỹ thuật điện tử Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn) | 46,2 triệu đồng/năm |
8 | Đại học CMC | Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn) | 54-78 triệu đồng/năm |
9 | Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) | Kỹ thuật điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Vi điện tử - Thiết kế Vi mạch) | 28,7 triệu đồng/năm |
10 | Đại học Sư phạm Hà Nội | Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật) | 10 triệu đồng/năm |
11 | Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) | Thiết kế vi mạch | 30 - 80 triệu đồng/năm |
5 ngành học dễ xin việc, ít cạnh tranh: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập hấp dẫn
3 ngành học đầy triển vọng cho nam giới hướng nội, tương lai xán lạn