Nghịch lý công ty vật liệu bán dẫn thị phần lớn trở thành ‘mồi ngon’ thâu tóm

17-09-2023 13:47|Thế Vinh

Các công ty vật liệu sản xuất bán dẫn Nhật Bản chiếm thị phần lớn trên toàn cầu, song đang trở thành mục tiêu thâu tóm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Làn sóng hợp nhất công nghiệp lan rộng đẩy các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn Nhật Bản, đang sở hữu tổng cộng 50% thị phần toàn cầu, phải thu mình thận trọng.

Nhiều công ty Nhật Bản chiếm giữ mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng chip, trở thành “miếng mồi ngon” với các công ty nước ngoài. Trước nguy cơ hiện hữu, doanh nghiệp nhà nước JIC (Tập đoàn đầu tư Nhật Bản), đang tìm cách “quy” tất cả về một mối để thúc đẩy xây dựng lại ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia.

Để giành lấy ưu thế trong làn sóng sắp tới và duy trì tính cạnh tranh, JSR, một nhà sản xuất vật liệu sản xuất chip lớn niêm yết tại Tokyo, vào tháng 6 tuyên bố sẽ chấp nhận giá thầu tiếp quản (TOB) từ JIC.

Thị phần các công ty sản xuất chất cản quang toàn cầu.

“Lĩnh vực sản xuất vật liệu chip của Nhật Bản không có sự tập trung cao, do đó các công ty không đạt được hiệu quả đầu tư như mong đợi”, Shogo Ikeuchi, Giám đốc điều hành JIC Capital, cho biết. Do quy mô tương đối nhỏ, các nhà sản xuất Nhật Bản chi tiêu ít hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) so với các công ty cùng ngành ở Mỹ và châu Âu.

JSR chiếm khoảng 20% thị phần toàn cầu về chất quang dẫn, một loại vật liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất chip ngoại vi, song chỉ được định giá thị trường 850 tỷ Yên (5,75 tỷ USD) tính đến cuối tháng 8, bằng 1/5 so với DuPont, công ty Mỹ chiếm 10% thị phần máy quang học thế giới. Tokyo Ohka Kogyo, nhà sản xuất máy quang phổ lớn nhất thế giới, thậm chí bị định giá thấp hơn nhiều, ở mức 420 tỷ Yên.

Tương tự, Kanto Denka Kogyo và Resonac Holdings cùng nhau chiếm hơn 50% thị trường toàn cầu về khí ăn mòn, loại khí được sử dụng để rửa sạch các chất lạ khỏi tấm silicon. Nhưng tổng vốn hóa thị trường của họ chỉ bằng 1/20 so với Merck của Đức, công ty kiểm soát khoảng 20% thị trường.

Nhiều nhà sản xuất vật liệu chip Nhật Bản có tỷ lệ giá trên sổ sách dưới 1, chẳng hạn như Sumitomo Chemical có PBR là 0,6, Resonac là 0,8 và Kanto Denka là 0,9 (tính đến hết tháng 6), khiến họ trở thành mục tiêu hấp dẫn với những nhà đầu tư lớn có tham vọng thâu tóm.

Cuộc chơi tiền “tấn”

Lý do giúp các nhà sản xuất nhỏ của Nhật Bản có thể sở hữu phần lớn thị trường là tính kỷ luật bám sát và áp dụng các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) vốn tiêu tốn nhiều thời gian để khám phá ra cách kết hợp tối ưu. 

Các công ty Nhật Bản có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đối với cả công cụ cũng như nguyên liệu sản xuất bán dẫn.

“Các công ty Nhật Bản rất giỏi trong việc áp dụng và bám sát các chương trình R&D tốn nhiều thời gian, và do đó đã duy trì được lợi thế cạnh tranh so với các công ty nước ngoài”, Akira Minamikawa của công ty nghiên cứu Omdia có trụ sở tại Anh cho biết.

Trong khi đó, nguyên nhân khiến khả năng cạnh tranh của những công ty “nhỏ mà có võ” ngày càng suy yếu, đó là thiếu tính kinh tế dựa trên quy mô lớn của ngành công nghiệp bán dẫn, có đặc tính thâm dụng vốn cao.

Các công ty Nhật Bản như NEC và Hitachi từng thống trị ngành bán dẫn toàn cầu vào những năm 1980. Họ cùng chiếm lĩnh tới 50% thị phần thế giới vào năm đỉnh cao 1988, trước khi bắt đầu bị Hàn Quốc và các đối thủ khác vượt mặt. Theo Omdia, vào năm ngoái, thị phần tổng hợp của họ trên thị trường chip toàn cầu chỉ còn 9%.

Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất chip ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung leo thang. Theo Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi tại Đại học Georgetown (Mỹ), các công ty “xứ Mặt Trời mọc” đang chiếm 30% đến 60% thị phần tại thị trường này về nguyên liệu sản xuất. Dữ liệu từ Omdia cho thấy, Nhật Bản chiếm 48%, tiếp theo là Đài Loan với 17% và Hàn Quốc với 13%.

Các chuyên gia nhận định, khi sự cạnh tranh trên thị trường hướng tới sự hợp nhất, các nhà sản xuất vật liệu chip của Nhật Bản phải vượt ra khỏi vùng an toàn, nếu họ mong muốn tiếp tục tham gia cuộc chơi.

(Theo Nikkei Asia)

Cánh đồng hoang hồi sinh nhờ ‘thành phố chip’, Nhật Bản đặt cược lớn để tìm lại ánh hào quang

Sau FPT, công ty công nghệ lớn thứ 2 Việt Nam lên kế hoạch đầu tư 100 triệu USD xây trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/nghich-ly-cong-ty-vat-lieu-ban-dan-thi-phan-cao-tro-thanh-moi-ngon-thau-tom-2190642.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nghịch lý công ty vật liệu bán dẫn thị phần lớn trở thành ‘mồi ngon’ thâu tóm
    POWERED BY ONECMS & INTECH