Quốc tế

Ngôi chùa 'bí ẩn nhất thế giới': Cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm, trải bao mưa nắng vẫn còn nguyên vẹn, là nơi hợp nhất của 3 tôn giáo

Hoàng Long 16/03/2024 - 07:41

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn. Đã tọa lạc ở đây suốt hơn 1.500 năm, đây được mệnh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Huyền Không Tự hay chùa Huyền Không nằm cheo leo trên lưng chừng núi Hằng Sơn, thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Mặc dù đã trải qua hơn 1500 năm, từng phải chịu sự huỷ hoại của thiên tai, thời tiết nhưng ngôi chùa này vẫn đứng vững bên vách núi khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Ngôi chùa 'bí ẩn nhất thế giới': Cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm, trải bao mưa nắng vẫn còn nguyên vẹn, là nơi hợp nhất của 3 tôn giáo
Chùa Huyền Không tại Trung Quốc

Ngôi chùa bắt đầu được xây dựng từ cuối những năm của thời Bắc Nguỵ, sau đó dần dần được tu sửa lại vào triều Hậu Kim, Nguyên, Minh, Thanh. Lần cuối cùng chùa Huyền Không được trùng tu là vào năm 1990. Chùa gồm có 3 tầng, 9 nóc, độ cao so với mặt đất là 50m. Trong một cuộc bình chọn của tạp chí Times (Mỹ), Huyền Không tự lọt vào top 10 ngôi chùa có lối kiến trúc bí ẩn nhất thế giới.

Điều khiến cho công trình này trở nên đặc biệt đến vậy là toàn bộ kiến trúc được xây hoàn toàn trên 1 vách núi cao dựng đứng, không giống với bất cứ ngôi chùa nào khác ở Trung Quốc và cả trên thế giới. Có thể khẳng định rằng, đây chính là đỉnh cao trong nghệ thuật xây dựng và kiến trúc thời kỳ cổ đại Trung Hoa.

Ngoài ra, thêm một điểm độc đáo nữa nhất định phải nhắc đến khi giới thiệu về chùa Huyền Không đó là đây là nơi hợp nhất của ba tôn giáo chính là Nho Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo. Ba tôn giáo này cùng song song tồn tại ở chùa suốt hơn 1500 năm qua. Từ đó tạo nên sự tổng hoà các nhu cầu tôn giáo khác của du khách khi tới thăm.

Cho đến nay, người được cho là lên ý tưởng và xây dưng chùa Huyền Không vẫn đang là một bí ẩn. Nhiều người nói ngôi chùa được hoà thượng Liễu Nhiên ở triều đại Bắc Nguỵ xây dựng. Một số người khác lại nói rằng do Thiên sư đạo trưởng Khấu Khiêm dưới triều Bắc Nguỵ xây dựng. Ông đã lưu lại một bức di huấn trước khi mất với nội dung: xây dựng 1 toà tự viện giữa không trung, đạt "Thượng diên tiêu khách, hạ tuyệt hiêu phù". Sau đó, đệ tử của Thiên sư tiến hành gây quỹ, chọn bản vẽ, thiết kế rồi xây dựng nên Huyền Không tự vào năm 15 của triều Bắc Nguỵ (491 SCN).

Được xây từ thời nhà Nguỵ tức 386 - 585 SCN, cho đến nay chùa Huyền Không đã có tuổi đời hơn 1500 năm nhưng kiến trúc, kết cấu và nghệ thuật xây dựng của nó vẫn khiến cho các kỹ sư, kiến trúc sư phải thán phục.

Có thể nói chùa là 1 đỉnh cao trong nghệ thuật xây dựng ở thời cổ đại. Toàn bộ kiến trúc chùa được làm từ gỗ và xây dựng cách mặt đất 50m bên một vách núi dựng đứng như bị dao cắt tạo một cảm giác cheo leo, nguy hiểm nhưng lại đảm bảo độ an toàn nhất định.

Cấu trúc của chùa là một sản phẩm tuyệt vời của người xưa khi đã cố ý xây dựng trên cao nhằm chống lại thời tiết khắc nghiệt và thiên tai. Ở đây, mỗi năm có 3 tháng mặt trời chiếu trực tiếp khoảng 2 giờ mỗi ngày. Bởi thế mà nắng sẽ không huỷ hoại được chùa. Một năm có 4 mùa, gió thổi không ngừng, khí hậu khô ráo nên giúp cho kết cấu gỗ của chùa không có dấu hiệu bị mục.

Chùa nằm cách xa mặt nước nên cho dù có mưa to, lũ lụt, bão tuyết, hồng thuỷ dâng thì chùa cũng sẽ không bị nhấn chìm hay ảnh hưởng. Dù phải trải qua nhiều sương gió, thiên tai thì chùa Huyền Không vẫn hiên ngang đứng vững vàng bên vách núi Hằng Sơn linh thiêng.

Phương pháp xây dựng chính của ngồi chùa này là đục một lộ ngang vách đá, tiếp đó đặt cây xà ngang đâm xuyên qua, sau cùng đặt ván, cột trên xà ngang để tạo khung và mái nhà khác nhau. Nhiều lan can được xây dựng xung quanh các toà nhà ở ngoài vách đá. Từ đỉnh núi nhìn xuống, du khách sẽ thấy được một số cọc gỗ lơ lửng nằm lộ thiên ra để bảo vệ các toà nhà.

Có một sườn dốc nằm ở bên trong chùa và các con đường lát ván gỗ quanh co cũng được thiết lập dọc theo bề mặt vách đá. Khung xà ngang lên xuống nhịp nhàng, lan can được kết nối lại với nhau theo 1 mật độ thích hợp để hợp thành 1 khối thống nhất. Nhìn từ chân thung lũng, chùa giống như 1 bức tranh điêu khắc khổng lồ được chạm khắc độc đáo trên vách núi đá sừng sững.

Bên trong chùa Huyền Không có tầm 40 điện thờ với diện tích to nhỏ khác nhau. Gian lớn nhất có diện tích 36m2 và gian bé chỉ có 5m2. Có gian cao chục thước nhưng có gian cũng chỉ vỏn vẹn vài thước.

Tất cả sự không cân xứng, chỉnh tề này lại mang đến một tổng thể rất độc đáo. Tuy không chỉnh tề nhưng chẳng hề hỗn độn hay rối mắt. Bên trong ngôi chùa có khoảng 80 bức tượng Phật với các chất liệu khác nhau. Có tượng được đúc bằng sắt, bằng đồng nhưng có tượng được điêu khắc bằng đá hay nặn bằng đất sét.

Trải qua hơn 1500 năm phơi mình với đất trời nhưngngôi chùa vẫn vững vàng trụ chắc bên vách núi cheo leo. Vượt ra khỏi mục đích sử dụng khi đầu của nó là làm chốn tụ tập thoát ly thế giới trần tục, ngôi chùa hiện đã trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh kỳ thú và đặc biệt hàng đầu thế giới. Đến với địa điểm du lịch Trung Quốc hấp dẫn này bạn sẽ cảm nhận được không gian văn hoá tâm linh linh thiêng và bầu không khí bình yên, thoát tục.

>> Láng giềng Việt Nam sở hữu 'hố thiên đường' sâu nhất thế giới, từ thảm họa đến kỳ quan địa chất đẳng cấp thế giới

Xa lộ dài nhất và nguy hiểm nhất thế giới: 14 quốc gia hợp lực tạo ra con đường dài 30.000km, xuyên qua 'đỉnh tử thần' cao hơn 3.300m

9 công trình kiến ​​trúc khổng lồ tốn hàng triệu USD để xây dựng nhưng lại bỏ hoang gây tiếc nuối

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngoi-chua-bi-an-nhat-the-gioi-cheo-leo-tren-vach-nui-hon-1500-nam-trai-bao-mua-nang-van-con-nguyen-ven-la-noi-hop-nhat-cua-3-ton-giao-226415.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi chùa 'bí ẩn nhất thế giới': Cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm, trải bao mưa nắng vẫn còn nguyên vẹn, là nơi hợp nhất của 3 tôn giáo
    POWERED BY ONECMS & INTECH