Ngôi chùa đồ sộ ngàn năm tuổi tại tỉnh rộng nhất Việt Nam nắm giữ 4 kỷ lục với địa thế đặc biệt

11-03-2024 08:39|Ngọc Trà

Ngôi chùa này là điểm du lịch tâm linh duy nhất tại Việt Nam thờ Phật Bà Đại Tuệ - người đại diện cho trí tuệ của Đức Phật.

Tỉnh lớn nhất Việt Nam hiện nay là tỉnh Nghệ An với tổng diện tích là 16,494km2 (theo Tổng cục Thống kê năm 2022). Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có trung tâm hành chính là thành phố Vinh, đây cũng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghệ An có địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Vườn Quốc gia Pù Mát, đồi chè Thanh Chương, biển Cửa Lò, Cửa Hội...

>> Tỉnh có vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long 'dọn tổ' dự án nhà máy xử lý chất rắn hơn 500 tỷ đồng

Chùa Đại Tuệ nằm trên động Thăng Thiên của dãy núi Đại Huệ, thuộc địa phận xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 21km về phía Tây cũng là một địa điểm hấp dẫn.

Ngôi chùa này nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An có từ thời vua Mai Hắc Đế đánh quân Đường (năm 627 SCN).

Empty

Ngôi chùa nằm trên đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh xung quanh

Chùa Đại Tuệ là điểm du lịch tâm linh duy nhất tại Việt Nam thờ Phật Bà Đại Tuệ - người đại diện cho trí tuệ của Đức Phật. Nơi đây còn thờ thất Phật Thế Tôn, Phật Di Lặc, Bác Hồ cùng 5 vị vua gắn liền với lịch sử dựng và giữ nước của dân ta. Đó là vua Hùng, Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Quang Trung và Cảnh Thịnh. Công trình kiến trúc này hiện nắm giữ bốn kỷ lục lớn tại Việt Nam, ghi danh Nam Đàn - Nghệ An vào bản đồ du lịch Việt.

Sự tích chùa Đại Tuệ

Sử sách ghi lại, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế năm 627 (SCN). Đến thế kỷ thứ XV, vua Hồ Quý Ly phục dựng lại ngôi chùa. Theo thuyết minh chùa Đại Tuệ Nghệ An dựa vào câu chuyện dân gian, Phật Bà Đại Tuệ là vị thần có công phù hộ cho nhà Hồ chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ bờ cõi luôn an toàn.

Empty

Chùa có nhiều công trình đồ sộ đoạt kỷ lục quốc gia

Vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã nghỉ chân tại đây. Tương truyền, nhà vua mơ thấy Phật Bà về chỉ cho cách xây thành làm căn cứ chống giặc. Để rút ngắn thời gian hành quân, vua Quang Trung vượt qua dãy Đại Huệ, tiến thẳng ra Bắc. Nhà vua đã vào chùa dâng lễ vật xin Phật gia phù hộ để đánh tan quân Thanh.

Cũng nhờ dừng chân tại chùa Đại Tuệ, vua Quang Trung đã được trụ trì chùa Đại Tuệ chỉ đường tắt ra kinh đô, đại phá quân Thanh thắng lợi, thống nhất đất nước. Sau chiến thắng, vua Quang Trung đã xuống chiếu cắt 20 mẫu cho chùa để nhân dân lo việc hương khói quanh năm.

Ngôi chùa này nổi danh đất Nghệ An không chỉ ghi danh sử sách lừng lẫy mà còn ở kiến trúc đặc biệt của nó. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi cao ở dãy Đại Huệ, vì thế từ trên chùa có thể nhìn thấy khung cảnh non nước hữu tình xung quanh.

Empty

Bảo tháp ấn tượng tại chùa Đại Tuệ

Trải qua ngàn năm lịch sử, gốc cũ của ngôi chùa còn lại 3 bức tường rêu phong và một mái nhà tranh. Năm 2011, ngôi chùa được xây dựng lại với 4 phần gồm chùa Trình, Hạ, Trung và Thượng. Khi trùng tu, tôn tạo lại ngôi chùa, Ban Quản lý khu di tích cũng đã cho đúc lại pho tượng cổ Phật Mẫu Đại Tuệ đã thất lạc. Pho tượng Phật Mẫu Đại Tuệ mới đúc bằng chất liệu đồng đỏ, cao 2,30m, rộng 1,15m, nặng 1.100kg.

Vào ngày 19/2/2016, chùa Đại Tuệ Nghệ An đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam xác nhận 4 kỷ lục, gồm: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất rộng 350m2); chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất (12 bức tượng); chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất (32 bức tượng) và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.

>> Ngôi chùa cổ bên dòng sông Cái, sở hữu pho tượng Phật lồi mất đầu đầy bí ẩn và thực hư về kho báu người Chăm ẩn dưới gốc cây

Empty

Trong khuôn viên chùa Đại Tuệ có nhiều tượng đá được đúc tỉ mỉ, công phu.

Công trình đặc biệt nhất trong khuôn viên rộng đến 6000m2 phải kể đến bảo tháp Đại Tuệ 9 tầng cao 32m. Trong chùa khảm rất nhiều câu đối, thư pháp bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt của dòng chảy lịch sử.

Trước cổng chính và một số vị trí tại sân chùa được đặt các bức tượng La Hán làm bằng đá nguyên khối, cao hơn 2m. Lối ra vào chùa là cổng tam quan với 3 mái lợp ngói, hoa văn cách điệu. Phật tử và du khách đứng từ cổng có thể quan sát được toàn bộ hạng mục kiến trúc phía sau.

chua-dai-tue-1

Ngôi chùa cổ có diện tích lên đến 6.000m2, được bao quanh bởi thiên nhiên xanh tươi, yên bình.

Các hạng mục khác tại chùa gồm bảo điện, tổ đường, nhà thờ Ngũ đế, nhà kỷ niệm đường, khu tăng xá... đều có diện tích rộng từ 250-1.200 m2.

Bên phải các tòa điện là hồ Tiên rộng 350m2, góp phần giúp điều hòa cảnh quan, môi trường không gian xung quanh chùa. Từ chùa, du khách có thể "săn mây", ngắm các cung đường uốn lượn quanh dãy núi Đại Huệ và cảnh sắc làng quê tại huyện Nam Đàn. Bởi vậy, chùa không chỉ là nơi chiêm bái của các tín đồ Phật tử mà còn là nơi thu hút khách du lịch đến thưởng ngoạn cảnh đẹp hàng năm.

>> Cận cảnh 'nhà hát dưới lòng đất' 43.700 tỷ hiện đại nhất Việt Nam hoàn thành sau 3.650 ngày thi công

Giếng nước lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đã có cách đây 1.000 năm, chưa bao giờ cạn nước, nằm trong ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc

Ngôi chùa Đường Tăng ẩn náu khi đi Tây Thiên thỉnh kinh và kết tình thầy trò với Tôn Ngộ Không

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-do-so-ngan-nam-tuoi-tai-xu-nam-giu-4-ky-luc-viet-nam-voi-dia-the-dac-biet-d117694.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi chùa đồ sộ ngàn năm tuổi tại tỉnh rộng nhất Việt Nam nắm giữ 4 kỷ lục với địa thế đặc biệt
    POWERED BY ONECMS & INTECH