Bất động sản

Ngôi đền có lịch sử gần 1000 năm tại đô thị đặc biệt nhất Việt Nam vừa được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt

Nguyên Bùi 16/08/2024 12:30

Ngôi đền có lịch sử lâu dài, được xây dựng dưới triều đại vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) tại góc phía Tây Nam thành Thăng Long, thuộc địa phận làng Thủ Lệ, nay là công viên Thủ Lệ.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi Phục là điểm du lịch với tên gọi chính thức là "Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi Phục".

UBND quận Ba Đình sẽ chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và phát triển điểm du lịch đền Voi Phục theo quy định của Luật Du lịch và các quy định pháp luật liên quan.

Bên cạnh đó, các Sở, ngành như Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an TP. Hà Nội cùng với UBND quận Ba Đình, có nhiệm vụ hướng dẫn và đảm bảo việc quản lý, khai thác, đầu tư xây dựng các điểm du lịch phù hợp với quy định pháp luật và chính sách của thành phố, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả.

>> GS Đặng Hùng Võ: 'Chúng ta vẫn chưa thể dự đoán chính xác về cách phân khúc đất nền sẽ vận hành trong thời gian tới'

Đền Voi Phục nhìn từ bên ngoài. Nguồn: VinWonders

Đền Voi Phục nhìn từ bên ngoài. Nguồn: VinWonders

Đền Voi Phục tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, là một di tích quốc gia đặc biệt và được biết đến như là một trong bốn "Thăng Long tứ trấn". Ngôi đền có lịch sử lâu dài, được xây dựng dưới triều đại vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) tại góc phía Tây Nam thành Thăng Long, thuộc địa phận làng Thủ Lệ, nay là công viên Thủ Lệ.

Sơ đồ tham qua đền Voi Phục. Nguồn: TTXVN

Sơ đồ tham qua đền Voi Phục. Nguồn: TTXVN

Nơi đây không chỉ là một điểm di tích quan trọng mà còn là trung tâm của các hoạt động văn hóa phong phú. Lễ hội truyền thống của đền diễn ra vào ngày 9,10/2 Âm lịch hàng năm, với nhiều hoạt động mở rộng dành cho du khách.

Lễ hội đền Voi Phục. Nguồn: Internet

Lễ hội đền Voi Phục. Nguồn: Internet

Đền Voi Phục sở hữu một kiến trúc độc đáo với hình dạng chữ “công” và ba lối lên sân. Lối đi ở giữa có 12 bậc đá rộng rãi, chủ yếu được sử dụng cho các nghi lễ rước kiệu trong các ngày lễ, trong khi hai lối bên cạnh phục vụ cho việc di chuyển hàng ngày.

Nơi đây thờ phụng Đức Thánh Linh Lang, một vị thần có nguồn gốc đặc biệt: Ngài là con trai của Long Vương, được sinh ra từ bà phi Hạo Nương của vua Lý Thánh Tông. Vào thế kỷ 11, Đức Thánh Linh Lang đã giúp vua Lý Thánh Tông đánh bại quân Tống xâm lược. Để tri ân công lao của Ngài, vua đã chỉ đạo xây dựng đền Voi Phục. Tên gọi của đền bắt nguồn từ hai bức tượng voi đá quỳ trước cổng, tạo nên hình ảnh đặc trưng của nơi thờ tự này.

Tượng voi phủ phục tại đền. Nguồn: Internet

Tượng voi phủ phục tại đền. Nguồn: Internet

Vào thời nhà Trần, Đức Thánh Linh Lang tiếp tục hiển linh, hỗ trợ tướng sĩ đánh bại hai cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông. Để ghi nhận công lao này, vua Trần đã sắc phong Ngài là "Bình Mông Vương Thượng Đẳng Phúc Thần".

Tượng thần Linh Lang. Nguồn: Internet

Tượng thần Linh Lang. Nguồn: Internet

Trong lịch sử, đền đóng vai trò như một "trấn thiêng" bảo vệ thành Thăng Long ở phía Tây. Ngày nay, với sự quan tâm và tôn tạo của thành phố Hà Nội, đền Voi Phục tiếp tục giữ vững vị trí quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.

>> 'Chảo lửa' Thanh Oai bất ngờ hoãn đấu giá đất, trả cọc cho khách hàng

Tòa nhà bị bổ đôi gần trăm năm vẫn đứng vững, ai đi qua cũng phải ngước nhìn nhưng rao bán chẳng ai mua

Tỷ phú Ấn Độ đưa 4.500 lao động tới 'vịnh Hạ Long trên cạn' của Việt Nam: Địa phương đã sẵn sàng tiếp đón

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-den-co-lich-su-gan-1000-nam-tai-do-thi-dac-biet-nhat-viet-nam-vua-duoc-cong-nhan-la-diem-du-lich-di-tich-quoc-gia-dac-biet-d130612.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Ngôi đền có lịch sử gần 1000 năm tại đô thị đặc biệt nhất Việt Nam vừa được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS & INTECH