Ngọn núi chỉ cao hơn 200m nhưng 'cõng' gần 200 đền, chùa và bức tượng Phật ngồi trong vách núi cao nhất thế giới của Việt Nam

27-02-2024 09:43|Quỳnh Như

Ngọn núi này được xem như trung tâm du lịch với những danh thắng đã đi vào lòng người như miếu Bà Chúa Xứ, Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An tự...

Nằm trên đất Châu Đốc (An Giang), núi Sam không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là tâm điểm của nhiều giá trị văn hóa và tâm linh. Năm 2018, ngọn núi này là 1 trong 37 điểm ở An Giang được công nhận Khu du lịch Quốc gia.

Hành trình khám phá núi Sam mở ra không gian kỳ vĩ, nơi lịch sử và truyền thống hòa quyện, thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm

Hành trình khám phá núi Sam mở ra không gian kỳ vĩ, nơi lịch sử và truyền thống hòa quyện, thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm

Theo Địa chí An Giang, núi Sam cao 237m, chu vi khoảng 5.000m. Đây là cao điểm chiến lược có thể quan sát, kiểm soát cả một vùng biên giới rộng lớn từ TP. Châu Đốc đến tận tuyến biên giới Tịnh Biên, từ cánh đồng vùng Bảy Núi qua huyện Châu Phú.

Do vậy, trước 1975, trên đỉnh núi có một đồn lính, tên gọi là Pháo Đài. Sau này, người ta đã cho xây dựng ở gần đó một trạm tiếp sóng các đài thuộc Đài truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, bên chân núi còn có tuyến quốc lộ 91 chạy qua dài 8km, thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế vùng.

Đá ở núi Sam chủ yếu là đá hoa cương nên từ năm 1890, người Pháp đã cho khai thác để làm đường. Sau năm 1975, để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, chính quyền tỉnh đã cấm việc khai thác đá.

Để lên đỉnh núi, du khách có thể đi bằng cáp treo và leo núi bằng đường bộ hoặc chạy xe gắn máy theo cung đường vườn Tao Ngộ. Với các bạn trẻ, việc chinh phục đỉnh núi bằng xe gắn máy là trải nghiệm rất thú vị. Dù không quá hiểm trở nhưng cung đường lên núi có những đoạn dốc khá cao, với khúc cua uốn lượn tạo nên cảm giác thích thú cho người trải nghiệm.

Trên đường lên núi, du khách sẽ bắt gặp những ngôi chùa có kiến trúc đẹp, độc đáo mang đến cảm giác thoát tục, nhẹ nhàng. Theo thống kê không chính thức, có gần 200 đền, chùa, am, miếu... từ chân núi, sườn núi đến đỉnh núi Sam. Bởi thế, ngọn núi này được xem như trung tâm du lịch với những danh thắng đã đi vào lòng người như miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An tự (chùa Phật Thầy), Phước Điền tự (chùa Hang)...

Miếu Bà Chúa Xứ

Theo lịch sử ghi lại, Bà Chúa Xứ núi Sam được nhiều người nhân xét là nhân vật rất linh thiêng, người dân khi cúng viếng cầu gì cũng sẽ được đáp lại

Theo lịch sử ghi lại, Bà Chúa Xứ núi Sam được nhiều người nhân xét là nhân vật rất linh thiêng, người dân khi cúng viếng cầu gì cũng sẽ được đáp lại

Khu di tích miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà chúng còn gắn liền với những câu chuyện lịch sử về người khai hoang ra vùng đất này. Miếu Bà có kiến trúc độc đáo và là trung tâm tín ngưỡng của người dân địa phương. Hàng năm, miếu thu hút hàng ngàn lượt khách hành hương đến để cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính.

Năm 2001, lễ hội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Năm 2014, lễ hội tiếp tục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Hiện nay, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

>> Ngôi miếu thiêng gắn với nhiều truyền thuyết huyền bí, là nơi đặt bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích lịch sử quan trọng khác tại ở khu vực núi Sam

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích lịch sử quan trọng khác tại ở khu vực núi Sam

Khuôn viên lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, một trong những người có công khai phá bờ cõi, mở rộng vùng châu thổ sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc nói riêng. Kiến trúc lăng phản ánh sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và văn hóa địa phương, mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về lịch sử và văn hóa của An Giang.

Chùa Tây An

Chùa Tây An được xây dựng dưới chân núi Sam

Chùa Tây An được xây dựng dưới chân núi Sam

Kiến trúc của chùa được thiết kế theo lối chữ “tam” mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, thu hút du khách yêu thích khám phá văn hóa và nghệ thuật.

Chùa Linh Sơn

Dấu tích “bàn chân tiên”

Dấu tích “bàn chân tiên”

Ngôi chùa có thế lưng tựa núi, mặt hướng đồng bằng. Chùa Linh Sơn cũng là điểm đến tâm linh của du khách, bởi có dấu tích “bàn chân tiên”. Khi trải nghiệm thực tế, bạn sẽ nhận thấy dấu tích ấy khá giống dấu giày nằm trên mỏm đá cheo leo bên triền núi. Do đó, nhà chùa đã rào chắn, không để du khách tiếp cận dấu tích này nhằm bảo đảm an toàn.

Cao nhất trên đỉnh núi là bệ đá sa thạch, nơi Bà Chúa Xứ núi Sam ngự trước khi được dân làng Vĩnh Tế thỉnh xuống lập miếu thờ cách đây 200 năm. Bệ đá là điểm thờ cúng linh thiêng của người dân và du khách khi đến với đỉnh núi Sam. Hàng năm, lễ phục hiện rước tượng Bà sẽ bắt đầu từ bệ đá sa thạch về đến miếu Bà Chúa Xứ dưới chân núi.

Từ đỉnh núi, du khách có thể bao quát tầm mắt xuống những cánh đồng giáp biên với đủ mảng màu tương phản, tạo nên cảm giác thích thú.

Bức tượng Phật cao nhất thế giới trong vách đá

Bức tượng đang trong quá trình thi công. Ảnh: Thanh Tiền/Một Thế Giới

Bức tượng đang trong quá trình thi công. Ảnh: Thanh Tiền/Một Thế Giới

Tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao 81m được khởi công từ tháng 3/2015. Bức tượng đặt trang trọng ở vị trí trung tâm quần thể tượng trong khuôn viên rộng 5.500m2, tổng kinh phí xây dựng khoảng 255 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, đây là "tượng Phật ngồi thiền, khắc vào vách đá" cao nhất thế giới. Vách núi trước đây vốn là nơi khai thác đá nên điêu khắc tượng Phật sẽ tôn tạo cảnh quan thêm mỹ quan và phát triển du lịch. Dự kiến vào năm 2025, công trình tượng Phật sẽ hoàn thành.

>> Bức tượng Phật ngồi trong vách núi cao nhất thế giới của Việt Nam: Mất 10 năm để hoàn thành, tọa lạc giữa quần thể tượng rộng 5.500m2

Ngọn núi cao thứ tư Việt Nam, là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh miền núi phía Bắc, được ví như thiên đường mây vô cùng ấn tượng và độc đáo

Dãy núi dài 30km, có 7 tên gọi khác nhau từng được cho là nơi vua Kinh Dương Vương định đô, nổi tiếng với sự tích 99 ngọn núi và không thể thành đế đô chỉ vì một con chim Phượng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngon-nui-chi-cao-hon-200m-nhung-cong-gan-200-den-chua-va-buc-tuong-phat-ngoi-trong-vach-nui-cao-nhat-the-gioi-cua-viet-nam-d116853.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngọn núi chỉ cao hơn 200m nhưng 'cõng' gần 200 đền, chùa và bức tượng Phật ngồi trong vách núi cao nhất thế giới của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH