Sống

Ngọn núi lửa cao ngang đỉnh Fansipan của Việt Nam có thể phun ra vàng mỗi ngày, người dân vui mừng nhưng không có ai tới nhặt

Hoàng Giang 24/04/2024 13:22

Theo tính toán của các nhà khoa học, ngọn núi này phun ra khoảng 80 gram vàng mỗi ngày, có giá trị khoảng 6.500 USD (tương đương hơn 162 triệu đồng).

Núi lửa phun ra vàng

Ngày 19/4, trang web Interesting Engineering đưa tin rằng các nhà nghiên cứu đã phát hiện vàng trong khí thải của một ngọn núi lửa cũ, cũng như trong tuyết và không khí xung quanh cách núi khoảng 1.000km.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện vàng trong khí thải của một ngọn núi lửa (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện vàng trong khí thải của một ngọn núi lửa (Ảnh minh họa)

Theo tính toán của các nhà khoa học, ngọn núi này phun ra khoảng 80 gram vàng mỗi ngày, có giá trị khoảng 6.500 USD (tương đương hơn 162 triệu đồng).

Ngọn núi này có tên là Erebus, một ngọn núi lửa đang hoạt động tại khu vực Nam Cực, nằm ở bờ biển phía đông của đảo Ross và cao khoảng 3.794m trên mực nước biển. So với đỉnh Fansipan (3.147m) của Việt Nam, ngọn núi lửa này chỉ cao hơn 647m.

Ngọn núi này có tên là Erebus, một ngọn núi lửa đang hoạt động tại khu vực Nam Cực

Ngọn núi này có tên là Erebus, một ngọn núi lửa đang hoạt động tại khu vực Nam Cực

Theo trang IFL Science, vào năm 1991, các nhà địa chất học Mỹ đang nghiên cứu tại ngọn núi lửa này phát hiện rằng nó phun ra vàng thật quanh năm. Núi này được James Ross, một nhà thám hiểm người Scotland, phát hiện vào năm 1841 và đặt tên theo một trong hai chiếc tàu của ông.

Erebus đã liên tục phun trào từ năm 1972 và nằm trong số 138 ngọn núi lửa hoạt động tại Nam Cực, trên đảo Ross. Đây là một trong hai ngọn núi lửa hoạt động trong khu vực và phun ra bụi vàng hàng ngày.

Ngọn núi cao khoảng 3.794m trên mực nước biển

Ngọn núi cao khoảng 3.794m trên mực nước biển

Philip Kyle, một nhà nghiên cứu tại Viện khai thác mỏ và công nghệ New Mexico ở Socorro, cho rằng vàng này có thể có nguồn gốc từ đá núi lửa. Trong khi đó, các chuyên gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tin rằng nhiệt độ cao khiến cho đá trong lòng đất nóng chảy và bốc lên từ dưới núi lửa cùng với vàng, trước khi vàng kết tinh và được đưa lên bề mặt.

Theo Tamsin Mather, một nhà nghiên cứu người Anh chuyên về núi lửa, Erebus là một trong số hiếm hoi những ngọn núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và phun khí suốt 24/24. Nó phát thải ra nhiều hạt kim loại nhỏ, bao gồm vàng và nhiều kim loại khác. Mỗi ngọn núi lửa có các phản ứng hóa học khác nhau, và chỉ một số ít núi lửa khác, ngoài Erebus, cũng phát thải (bụi) vàng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vàng này có nguồn gốc từ đá núi lửa

Các nhà nghiên cứu cho rằng vàng này có nguồn gốc từ đá núi lửa

Theo chia sẻ của Conor Bacon, một chuyên gia thuộc Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty tại Đại học Columbia, Mỹ, những trường hợp này thực sự khá hiếm vì đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện rất cụ thể để đảm bảo bề mặt không bao giờ đóng băng.

Vì sao không ai tới ngọn núi lửa này nhặt vàng?

Các nhà nghiên cứu đã lý giải rằng không ai đến nhặt vàng từ núi lửa Erebus vì lý do khách quan. Vàng mà núi lửa này phun ra là dạng bụi vàng và nó phun rất xa. Những hạt bụi vàng này có kích thước chỉ từ 0,1-20 micromet trong khí gas và lên đến 60 micromet trên tuyết xung quanh. Do kích thước nhỏ và phạm vi phun xa, việc thu gom là rất khó khăn.

Vàng mà núi lửa này phun ra là dạng bụi vàng và nó phun rất xa

Vàng mà núi lửa này phun ra là dạng bụi vàng và nó phun rất xa

Tuy vậy, việc núi lửa Erebus phun ra vàng hàng ngày vẫn là điều gây sự chú ý của nhiều người. Điều này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà khai thác vàng.

Tuy nhiên, với các nhà khoa học, sự phun trào của núi lửa ở Nam Cực không chỉ mang lại sự thú vị mà còn gây ra nhiều lo ngại. Vì hầu hết các ngọn núi lửa ở Nam Cực đều bị chôn vùi dưới lớp băng dày hơn 4km, khi núi lửa phun trào, nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tan chảy các hang động lớn, tạo ra lượng nước tan rất đáng kể. Và đây là lúc mọi thứ trở nên đáng lo ngại.

Tuy nhiên, với các nhà khoa học, sự phun trào của núi lửa ở Nam Cực không chỉ mang lại sự thú vị mà còn gây ra nhiều lo ngại

Tuy nhiên, với các nhà khoa học, sự phun trào của núi lửa ở Nam Cực không chỉ mang lại sự thú vị mà còn gây ra nhiều lo ngại

Nước tan chảy mới này sẽ khiến cho lớp băng phía trên nó di chuyển nhanh hơn và đưa vào đại dương. Các ngọn núi băng ở Nam Cực sẽ tiếp xúc với các dòng hải lưu ấm hơn và tan chảy. Nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu có thể tăng lên khoảng 60m.

Mực nước biển cao hơn có thể góp phần làm cho các cơn bão di chuyển chậm hơn và gây ra mưa lớn hơn, gây ra thiên tai trên toàn cầu. Lũ lụt sẽ xảy ra trên diện rộng. Động vật và con người sẽ mất môi trường sống, và chúng ta có thể sớm phải đối mặt với một thảm họa diệt vong.

Nguồn: IFL Science, Live Science

>> Chiêm ngưỡng hồ vịnh hẹp băng hà sâu nhất thế giới: Trải dài cả trăm km, độ sâu gấp gần 30 lần hồ Ba Bể, là điểm đến thú vị cho những người ưa mạo hiểm

Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á ở Việt Nam là nơi phát hiện các bộ di cốt người tiền sử hiếm có, mở ra bước ngoặt cho ngành cổ nhân học

Láng giềng Việt Nam đào rỗng 2 ngọn núi, huy động hơn 60.000 người xây dựng công trình tối mật trong lòng đất suốt 17 năm, số tiền bỏ ra tương đương để xây đập Tam Hiệp

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngon-nui-lua-cao-ngang-dinh-fansipan-cua-viet-nam-co-the-phun-ra-so-luong-vang-moi-ngay-nguoi-dan-vui-mung-nhung-khong-co-ai-toi-nhat-d121206.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngọn núi lửa cao ngang đỉnh Fansipan của Việt Nam có thể phun ra vàng mỗi ngày, người dân vui mừng nhưng không có ai tới nhặt
    POWERED BY ONECMS & INTECH