Giá cá tra nguyên liệu tại của tỉnh Đồng Tháp tăng mạnh từ cuối năm 2021 và trong các tháng đầu năm 2022 đã giúp cho người nuôi cá tra lãi hơn 5.000 đồng/kg.
Nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp từ đầu năm đến nay với diện tích hơn 1.688 ha, diện tích thu hoạch hơn 510 ha, sản lượng thu hoạch hơn 240 nghìn tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng cá tra tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 240.000 tấn, giúp cho ngành hàng cá tra tỉnh Đồng Tháp thu về hơn 3.423 tỷ đồng, tăng 10,45% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng tăng 324 tỷ đồng.
Cá tra đã phục hồi và tăng trưởng, chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu 25.633 đồng/kg, bán ra 31.000 - 32.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 1, 6 tỷ đồng/ha.
Giá cá tra nguyên liệu tăng, những hộ nuôi, doanh nghiệp ở Đồng Tháp vẫn giữ vững vùng nuôi cá tra, không tăng diện tích. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cá tra theo mô hình lớn, tập trung để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
Hình thành các vùng sản xuất cá tra chuyên canh tập trung quy mô lớn tại các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Châu Thành và huyện Cao Lãnh.
Hiện toàn tỉnh có hơn 60% nuôi cá tra theo quy trình khép kín từ ương giống, nuôi, chế biến và xuất khẩu là những doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định giảm được rủi ro.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở Công Thương tăng cường công tác thông tin thị trường mà Việt Nam đã ký các FTA, để định hướng cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
Tỉnh giúp tìm kiếm thị trường tiêu thụ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp; đồng thời theo dõi sát tình hình xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp để có những đề xuất kiến nghị các bộ, ngành trung ương, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Thúc đẩy phát triển ngành cá tra
Vĩnh Hoàn, Nam Việt hưởng lợi gì từ chính sách thuế của ông Donald Trump?