Xã hội

Nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Pháp phong hàm giáo sư cấp quốc gia ở tuổi 34, tên tuổi vang danh trên đất Pháp

Thùy Dung 24/09/2024 - 14:37

Anh là người Việt trẻ nhất được Nhà nước Pháp phong hàm giáo sư cấp quốc gia và phải vượt qua 4 vòng thi cam go để được công nhận danh hiệu này.

GS.TS Nguyễn Nhật Nguyên sinh năm 1989, quê ở phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, còn có tên Pháp là Arthur Nguyen. Anh là cựu học sinh lớp tiếng Pháp tại trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM với tấm bằng loại giỏi và điểm khóa luận 18,1/20 – cao nhất ngành Kinh doanh quốc tế, anh nhận được học bổng thạc sĩ từ Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF).

Nhờ học bổng của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, anh tiếp tục học lên tiến sĩ và trở thành giảng viên không biên chế tại Đại học Lille 2. Đến năm 2019, anh được phong hàm phó giáo sư tại Đại học Jean Moulin Lyon 3.

Giáo sư Nguyễn Nhật Nguyên. Ảnh: Internet

Giáo sư Nguyễn Nhật Nguyên. Ảnh: Internet

Ngày 6/6/2024, ở tuổi 34, anh được Nhà nước Pháp phong hàm giáo sư cấp quốc gia ngành Khoa học quản trị. Theo biên bản công bố bởi Bộ Đại học và Khoa học Pháp, anh Nguyên xếp hạng 12 trong số 83 ứng viên tham dự kỳ thi năm nay.

Kỳ thi giáo sư cấp quốc gia ngành Khoa học quản lý, bắt đầu từ năm 1976 và diễn ra hai năm một lần, được biết đến là một thử thách lớn đối với giảng viên tại Pháp. Theo chia sẻ của một giảng viên xây dựng tại Pháp, những người vượt qua kỳ thi này thường nhận mức lương cao hơn đáng kể so với đồng nghiệp.

Chia sẻ với VnEpress, Anh Nguyên cho biết mục tiêu của anh khi tham gia kỳ thi không chỉ là chinh phục thử thách mà còn để trải nghiệm văn hóa học thuật của Pháp. Để đạt được thành công này, các ứng viên phải trải qua bốn vòng thi toàn quốc kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm nay.

Với anh, vòng thi thứ ba đặc biệt thử thách. Sau khi bốc thăm chủ đề, thí sinh được đưa vào phòng kín trong 8 tiếng, chỉ có sách và tài liệu làm bạn đồng hành. Nhiệm vụ của họ là chuẩn bị một bài giảng kéo dài 30 phút, trong đó phải truyền tải kiến thức cơ bản về ngành Khoa học quản lý, kèm theo các ví dụ thực tiễn từ văn hóa đại chúng Pháp.

Giáo sư Nguyên (giữa) và đại diện một công ty làm bánh lâu đời của Pháp trong môn học do anh phụ trách, năm 2023. Ảnh: Internet

Giáo sư Nguyên (giữa) và đại diện một công ty làm bánh lâu đời của Pháp trong môn học do anh phụ trách, năm 2023. Ảnh: Internet

Ở vòng thứ tư, ứng viên được giao hơn 200 trang tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Dựa vào đó, họ phải thiết kế bài giảng chuyên ngành 30 phút, đưa ra một tình huống quản trị cụ thể và đề xuất các giải pháp, sao cho kiến thức được truyền tải hiệu quả đến người nghe. Ngoài ra, thí sinh còn phải trải qua 15 phút phản biện trước hội đồng giám khảo.

"Tôi đã rất hoang mang khi đọc hàng trăm trang tài liệu trong hai tiếng mà vẫn chưa hình dung được hướng đi," anh Nguyên chia sẻ. "Cuối cùng, tôi quyết định áp dụng mô hình triết học vào kinh doanh."

Ba ngày sau kỳ thi, anh Nguyên nhận được tin trúng tuyển và được bổ nhiệm làm giáo sư ngành Khoa học quản lý tại Đại học Rouen Normandie. Đây là một cột mốc quan trọng với anh, vì không chỉ không được đào tạo chính thống tại Pháp mà tiếng Pháp cũng không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của anh.

Anh Nguyên cho rằng bí quyết thành công của mình nằm ở việc đọc nhiều sách và học hỏi những kiến thức ngoài chuyên ngành. Khi đến Pháp, anh tích cực kết nối với bạn bè và đồng nghiệp để tìm hiểu thêm về văn hóa, chính trị của đất nước này.

Chính nhờ sự am hiểu sâu rộng mà khi làm luận án tiến sĩ, anh đã kết hợp tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây (thiền tông) để giải thích hiện tượng giao lưu văn hóa. Luận án của anh đã được Đại học Lille 2 đề cử cho hạng mục luận án xuất sắc nhất ngành Marketing năm 2016.

Giáo sư Nguyễn Nhật Nguyên (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Internet

Giáo sư Nguyễn Nhật Nguyên (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Internet

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhật Nguyên hiện vẫn thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam và Pháp để giảng dạy và nghiên cứu. Anh chia sẻ rằng, vì các chương trình nghiên cứu của mình tập trung vào thị trường Pháp và Việt Nam, nên việc thường xuyên trở về Việt Nam giúp anh nắm bắt kịp thời sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, đặc biệt là trong văn hóa tiêu dùng và văn hóa giới trẻ.

Những quan sát này giúp anh phát triển các ý tưởng và chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Đồng thời, qua các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế, anh cũng mang tiếng nói và văn hóa của giới trẻ Việt Nam ra thế giới.

>> Giáo sư được phong hàm trẻ nhất Việt Nam khi mới 39 tuổi, vừa lọt top những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới năm 2024

Giáo sư, nhà khoa học trẻ tài năng đột tử ở tuổi 34

Tỉnh có 34 ứng cử viên Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nha-khoa-hoc-tre-nhat-viet-nam-duoc-phap-phong-ham-giao-su-cap-quoc-gia-o-tuoi-34-ten-tuoi-vang-danh-tren-dat-phap-d133949.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Pháp phong hàm giáo sư cấp quốc gia ở tuổi 34, tên tuổi vang danh trên đất Pháp
POWERED BY ONECMS & INTECH