Nhà máy thủy điện giữ 3 kỷ lục ‘khổng lồ’, từng là niềm tự hào của ngành công nghiệp Việt Nam

11-05-2024 17:15|An Nhiên

Nhà máy thuỷ điện này giữ 3 kỷ lục: Đường hầm dài nhất Việt Nam, đập và cột nước cao nhất Việt Nam.

Là công trình nắm giữ 3 kỷ lục

Với vị trí ẩn mình giữa những dãy núi hùng vĩ của Tây Nguyên đại ngàn, nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum - ngôi sao của bản đồ năng lượng tái tạo Việt mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ.

Nhà máy này được xây dựng tại khu vực sông Đắk Nghé (thuộc hệ thống sông Sê San), huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum do CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư.

Một góc Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Internet

Một góc Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Internet

Tuyến áp lực Nhà máy thuộc 2 xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy và xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Trong khi đó, cửa nhận nước thuộc xã Đăk Tăng, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của hồ Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Vnexpress

Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của hồ Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Vnexpress

Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện cấp I với dung tích hồ chứa 145,52 triệu m3. Nhà máy này sử dụng turbin Gáo (Pelton). Hai tổ máy với công suất 220 MW (2x110MW).

Với tổng số vốn đầu tư khoảng 9.500 tỷ đồng, nhà máy có nhiệm vụ khai thác thủy năng sông Đắk Nghé để có thể cung cấp điện năng lên lưới điện Quốc gia với công suất lắp máy ở mức 220MW.

Mức điện năng công suất đảm bảo 90,76MW, điện lượng trung bình năm 814 triệu kWh. Công trình kỳ vĩ này còn bổ sung nguồn nước ổn định cho sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh, nông nghiệp và công nghiệp ở vùng hạ du.

Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum không chỉ cung cấp năng lượng cho vùng lân cận mà còn đóng góp vào việc quản lý nguồn nước và phát triển kinh tế địa phương.

Đây cũng được xem là niềm tự hào của ngành công nghiệp Việt Nam khi nắm giữ 3 kỷ lục từ khi chính thức nhà máy thủy điện đi vào hoạt động.

>> Đơn vị nào sẽ là chủ đầu tư cho dự án nhà ở xã hội gần 900 tỷ đồng ở Hà Nam?

1. Sở hữu đường hầm dẫn nước dài nhất Việt Nam

Với chiều dài gần 20km, đường hầm này đã dẫn nguồn nước từ sông Đắk Nghé, qua cột nước của nhà máy và chảy xuống sông Đắk Lô. So với các nhà máy thủy điện khác, đường hầm dẫn nước dài kỷ lục không chỉ giúp tăng công suất phát điện mà còn giúp quản lý nguồn nước một cách hiệu quả hơn.

2. Sở hữu đập đất cao nhất Việt Nam

Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum sở hữu đập đất cao 80m, không chỉ giúp tạo ra lượng nước lớn cho việc phát điện mà còn giúp kiểm soát được lượng nước trong mùa mưa, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt cho vùng hạ nguồn.

Khi thủy điện này tích nước sẽ tạo nên một mặt hồ rộng 7km2 với chiều dài 15km trên dòng chính và nhiều nhánh nhỏ, có thể chứa gần 150 triệu m3 nước.

3. Sở hữu cột nước cao nhất Việt Nam

Với chiều cao 944m, nhà máy thủy điện có thể tăng được áp lực nước, từ đó tăng công suất phát điện của nhà máy.

Phần đập dâng chính có kết cấu đá hỗn hợp, thân đập được đắp bằng đất, đá được khai thác từ mỏ và tận dụng từ những hố móng các hạng mục công trình.

Chiều cao đỉnh đập ở mức 1.164m so với mực nước biển. Chiều cao lớn nhất đập là 77,6m với chiều dài theo đỉnh là 270m; chiều rộng đỉnh đập 10m với chiều rộng đáy đập lớn nhất ở mức 367m.

Đưa "ông lớn" đứng sau bước vào thời kỳ "hoàng kim"

Chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Nhà máy Thượng Kon Tum đã ghi nhận sản lượng điện sản xuất là 1.590,68 triệu kWh, đạt 144,85% kế hoạch, giúp (CTCP) Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã chứng khoán: VSH) thu về tay hơn 2.194 tỷ đồng với mức lợi nhuận sau thuế đạt 915 tỷ đồng.

Chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động, Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum đã giúp CTCP Vĩnh Sơn - Sông Hinh đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Ảnh: Vnexpress

Chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động, Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum đã giúp CTCP Vĩnh Sơn - Sông Hinh đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Ảnh: Vnexpress

Theo tìm hiểu, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh có tiền thân là nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng, đưa vào vận hành từ năm 1994 và được cổ phần hóa vào năm 2005.

Cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này sở hữu 3 nhà máy thủy điện hoạt động ổn định, mang đến tổng công suất là 356MW, cung cấp sản lượng điện khoảng 2 tỷ kWh/năm vào lưới điện Quốc gia bao gồm: Thuỷ điện Thượng Kon Tum (220MW), Thủy điện Vĩnh Sơn (66MW), Thủy điện Sông Hinh (70MW).

Thời điểm tháng 10/2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Năng lượng REE - công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) đã hoàn tất việc mua thêm 4 triệu cổ phiếu VSH, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 52% và chính thức trở thành công ty "mẹ" nắm quyền chi phối toàn bộ công ty.

Hiện cổ đông lớn của VSH gồm: Công ty TNHH Năng lượng REE nắm 52,58%, EVN Genco3 nắm 30,55% và quỹ đầu tư Samarang UCITS - Samarang Asian Prosperity nắm 9,88%.

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh bước vào thời kỳ "hoàng kim" vào năm 2022 khi đạt mức kỷ lục về sản lượng và giờ vận hành: Công suất 3 nhà máy 356MW với hơn hơn 7.300 giờ vận hành, sản lượng điện đạt 2.616,14 triệu kWh.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2022-2023, mức lợi nhuận của doanh nghiệp này lần đầu tăng vọt lên, vượt ngưỡng dưới nghìn tỷ đồng (trước đó chưa có năm nào lãi trên 500 tỷ đồng).

>> Lộ diện 'tay to' duy nhất đầu tư cho dự án KĐT 1.155 tỷ đồng tại Bắc Giang

Cập nhật tiến độ dự án mở rộng nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ XX

Dự án thủy điện nghìn tỷ tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được gia hạn lần thứ 3

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nha-may-thuy-dien-giu-3-ky-luc-khong-lo-tung-la-niem-tu-hao-cua-nganh-cong-nghiep-viet-nam-d122058.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhà máy thủy điện giữ 3 kỷ lục ‘khổng lồ’, từng là niềm tự hào của ngành công nghiệp Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH