Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG) Lê Phước Vũ nói: "Trong lúc doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, tại sao không chuẩn bị tranh thủ cơ hội?".
Sáng ngày 18/3, Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG - HoSE) tổ chức ĐHCĐ thường niên niên độ 2023-2024.
Tại Đại hội, bên cạnh việc thông qua kế hoạch kinh doanh niên độ mới, phương án phân phối lợi nhuận, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT cũng chia sẻ về kế hoạch mở rộng ngành nghề kinh doanh với số vốn tối đa 5.000 tỷ đồng.
Phía doanh nghiệp đã thông qua các chủ trương liên quan đến việc đầu tư mở rộng ngành nghề, lĩnh vực mới, có tiềm năng và khả thi như tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, công nghệ bán dẫn, phát triển dự án văn phòng, nhà ở, khu dân cư, khu đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng…
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Lê Phước Vũ |
Người đứng đầu Hoa Sen khẳng định tình hình tài chính tập đoàn chưa bao giờ tốt như hiện nay. "Nếu vì một lý do nào đó Hoa Sen đóng cửa đột ngột, sau nghĩa vụ nợ còn dư 6.000 - 7.000 tỷ đồng chia lại cho cổ đông". Điều này giúp Hoa Sen tiếp cận được nguồn tiền giá rẻ.
>> Hoa Sen (HSG) thông tin về tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền năm 2023
Ông Vũ tiết lộ, lãi vay bình quân của HSG hiện chỉ 2,1%/năm. Hạn mức tín dụng 18.000 tỷ đồng trong khi dư nợ hiện chỉ hơn 5.000 tỷ. Dư nợ lên cao do tính thời điểm đáp ứng đơn hàng, tồn kho tăng cao (thông thường dư nợ chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng). Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ổn định, dòng tiền dương dự kiến 1.500-2.000 tỷ đồng mỗi năm (riêng lãi ròng từ đầu tháng 10/2023 đến tháng 3/2024 đã 300-400 tỷ).
"Trong lúc doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, tại sao không chuẩn bị tranh thủ cơ hội", ông Vũ nói.
Nhấn mạnh cụ thể vào lĩnh vực mới, lãnh đạo Hoa Sen thông tin, hiện bất động sản Trung Quốc rất rẻ, nhiều tập đoàn ở nước này đang gặp khó khăn, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không giải cứu bất động sản. Chính vì vậy, Hoa Sen sẽ dựa trên cơ hội nhưng triển khai thận trọng. Công ty đang chuẩn bị các điều kiện để có thể tận dụng các cơ hội trong tương lai.
Trong lúc nhà nước cương quyết làm lành mạnh thị trường, đây là cơ hội của Hoa Sen.
Ông Vũ cho rằng, giá bất động sản hiện cao bất hợp lý, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đã nhìn ra được điều đó. Muốn mua được nhà phải có 5-7 tỷ trong tay, người nghèo không tiếp cận được. Hoa Sen mở rộng đầu tư sẽ không loại trừ lĩnh vực nào nhưng phải chọn cẩn thận, cân nhắc và thuê tư vấn.
Với những chia sẻ tại Đại hội, không ngoại trừ khả năng Hoa Sen sẽ chọn bất động sản là kênh đầu tư kinh doanh mới. Trước đó, ở nhóm ngành thép, Hòa Phát (Mã HPG) là cái tên tiên phong trong việc tiến công sang mảng kinh doanh bất động sản với mức đóng góp trăm tỷ trong năm 2023.
Ở lĩnh vực bất động sản, HPG đẩy mạnh phân khúc khu công nghiệp, khu đô thị hiện sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Phố Nối A có quy mô hơn 688,94 ha tại Hưng Yên), khu công nghiệp Hòa Mạc - 131ha tại Hà Nam) và khu công nghiệp Yên Mỹ II - 313,5ha tại Hưng Yên.
Tập đoàn cũng là chủ đầu tư một số dự án như tổ hợp chung cư, văn phòng cho thuê tại 257 Giải Phóng, khu phức hợp Mandarin Garden, khu phức hợp Mandarin Garden 2, tòa nhà 70 Nguyễn Đức Cảnh.
>> Ông Lê Phước Vũ: 'Sau khi xuất gia, tôi sẽ bán Hoa Sen (HSG), anh em khuyên không giao được'
Nhận định chứng khoán 19/3: Tồn tại khả năng VN-Index về 1.180 điểm?
Tham vọng tỷ USD khó thành, đại gia Lê Phước Vũ tính bài mới