Nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp cao su giai đoạn 2022 - 2024

08-03-2022 15:29|Văn Chinh T/H

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu cao su có thể tiếp tục hưởng lợi về giá trước những diễn biến thuận lợi của thị trường thế giới.

Ngày 25/2/2022, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới lập đỉnh (kể từ tháng 5/2021) đạt 2.250 USD/tấn - tăng 16,6% so với hồi đầu năm. 

Giá cao su thiên nhiên và giá dầu thô trên thị trường thế giới thường có mối quan hệ thuận chiều với nhau do giá cao su thiên nhiên gắn liền với giá cao su nhân tạo - một sản phẩm của ngành công nghiệp lọc hoá dầu.

Theo ghi nhận, việc thỏa thuận hạt nhân với Iran bị đình trệ trong khi Mỹ và các đồng minh phương Tây đang xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga đã làm dấy lên lo ngại gián đoạn nguồn cung. Những điều này đã kéo theo giá dầu Brent và WTI bật tăng ngay trong ít phút giao dịch đầu tiên hôm 6/3 lần lượt đạt 139,13 USD/thùng và 130,5 USD/thùng – các mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.

Giai đoạn 2022 - 2024 được dự báo là chu kỳ tăng mạnh của giá cao su do nguồn cung đang giảm dần. 

Trong nước, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu cao su có thể tiếp tục hưởng lợi về giá trước những diễn biến thuận lợi của thị trường thế giới. 

Ghi nhận, diễn biến tích cực của thị trường xuất khẩu cao su đã phản ánh vào kết quả kinh doanh tháng đầu năm 2022 của các doanh nghiệp trong ngành.

Với Cao su Đồng Phú (DPR), trong tháng 1/2022, công ty đã xuất bán với giá 41,2 triệu đồng/tấn - cao hơn 2,4 triệu đồng/tấn so với kế hoạch qua đó ghi nhận 22,8 tỷ đồng doanh thu.

Năm 2021, hàng loạt doanh nghiệp ngành cao su báo lãi tăng mạnh và kỳ vọng năm 2022 tiếp tục triển vọng sáng trong đó Tập đoàn Cao su Việt Nam báo lãi 5.600 tỷ đồng - vượt 23% kế hoạch năm và tăng 10% so với năm 2020. 

Tương tự, Cao su Tân Biên (RTB) báo lãi năm 2021 đạt 380 tỷ đồng - tăng 100%; Cao su Bà Rịa (BRR) báo lãi tăng 34,2% lên 146 tỷ đồng; CTCP Cao su Sơn La cũng báo lãi 21,5 tỷ đồng,…

Cùng với đó, biên lợi gộp của nhóm doanh nghiệp ngành cao su đã cải thiện đáng kể nhờ giá bán tăng. Tại DPR, biên lợi nhuận gộp đạt tháng 1/2022 đạt 40,3%.

Năm 2022, PHR đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.203 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 738 tỷ đồng.

Cao su Phước Hoà (PHR) đặt kế hoạch doanh thu quý I/2022 đạt 482,7 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng; biên lợi nhuận vào khoảng 33%.

Năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2.203 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 738 tỷ đồng; cổ tức chi trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%. 

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu nhóm doanh nghiệp ngành cao su có diễn biến tích cực kể từ giữa giữa tháng 2 đến nay như BRC, DPR, BRR, RTB,… 

Giới phân tích nhìn nhận, dư địa tăng của nhóm này vẫn còn lớn khi đang được hưởng lợi từ nhiều yếu tố là giá bán tăng, chênh lệnh cung - cầu ngày càng rõ và biên lợi nhuận ngành được cải thiện. Doanh nghiệp ngành cao su có ba trụ cột vững chắc đóng góp vào tăng trưởng doanh thu là nguồn tiền kinh doanh cao su, khai thác khu công nghiệp và dòng tiền từ bàn giao đất, thanh lý cây cao su.

Nữ nghệ sĩ Việt sở hữu loạt biệt thự triệu đô ở Mỹ, U50 lẻ bóng nuôi 2 con

Nga dự kiến phát miễn phí vắc xin ung thư cho bệnh nhân

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhieu-ky-vong-tang-truong-cho-doanh-nghiep-cao-su-giai-doan-2022-2024-123130.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp cao su giai đoạn 2022 - 2024
    POWERED BY ONECMS & INTECH