Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 18 - 22/4

23-04-2022 20:32|Vân Vân

Sắc đỏ bao phủ thị trường chứng khoán trong nước 4 phiên giao dịch đầu tuần. Dòng tiền bắt đáy trở lại trong phiên 22/4 chỉ giúp VN-Index tăng nhẹ về gần mốc 1.380 điểm.

Kết thúc tuần giao dịch từ 18 - 22/4/2022, VN-Index giảm 5,4% xuống 1.379,23 điểm, HNX-Index giảm 13,8% xuống 359,12 điểm.

Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 41,1% so với tuần trước đó với 117.793 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 52,2% lên 3.863 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 38,9% so với tuần trước đó, đạt 12.746 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 69,3% lên 531 triệu cổ phiếu.

Về diễn biến dòng tiền, nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc khiến thị trường chứng khoán biến động tiêu cực khi bán ròng mạnh hàng nghìn tỷ đồng. Ngược lại, tổ chức trong nước và khối ngoại lại đẩy mạnh các hoạt động "gom hàng".

gog.png
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư (Đơn vị: Tỷ đồng)

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh bán ròng lên 5.287 tỷ đồng ở sàn HOSE. Trong khi MSN, VIC và FPT là các mã bị bán mạnh nhất thì DIG, VHM và DGC lại được cá nhân mua ròng mạnh nhất với 327 tỷ đồng; VHM và DGC đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 200 tỷ đồng.

Trái ngược với dòng tiền cá nhân, tổ chức trong nước mua ròng trở lại 2.700 tỷ đồng (2.666 tỷ đồng thông qua khớp lệnh); đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất của dòng vốn này kể từ đầu năm.

Tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất mã MSN với 393 tỷ đồng; FPT và MWG được mua ròng lần lượt 381 tỷ đồng và 260 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DIG, DXG và GEX bị bán lần lượt 357 tỷ đồng, 222 tỷ đồng và 167 tỷ đồng.

Cùng chiều, khối ngoại tăng mua ròng lên 2.587 tỷ đồng (gấp đôi tuần trước) trong đó GEX là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với 306 tỷ đồng. Các mã bất động sản DXG, NVL, VRE, VIC hay KBC đều nằm trong danh sách mua ròng mạnh của khối ngoại. Ngược lại VHM bị bán ròng mạnh nhất với 189 tỷ đồng; DGC đứng sau với giá trị bán ròng 133 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếudầu khí là nhóm ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong tuần qua với 12,8% giá trị vốn hóa khi các nhà đầu tư chốt lời mạnh mẽ. Các mã có mức điều chỉnh mạnh gồm PLX giảm 8,4%, BSR giảm 13,6%, OIL giảm 18,6%, PVD giảm 22,8%, PVS giảm 23,1%,...

Nhóm cổ phiếu công nghiệp giảm 9% giá trị vốn hóa do các mã cổ phiếu hóa chất như: DGC giảm 4%, DPM giảm 5,8%, DCM giảm 9,8%...; cổ phiếu ngành thép cũng giảm với HPG giảm 0,9%, HSG giảm 9%, NKG giảm 12,3%...

Nhóm cổ phiếu tài chính giảm 8,2% giá trị vốn hóa; các cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh có VND giảm 6,1%, HCM giảm 9,8%, SSI giảm 9,9%,...

Ngành công nghệ thông tin kết tuần với mức giảm 5% giá trị vốn hóa, chủ yếu do đà giảm của các cổ phiếu trụ cột là FPT giảm 3,4%, CMG giảm 3,2%,...

Ngành hàng tiêu dùng giảm 3,8% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu là VNM giảm 0,8%, MSN giảm 1,4%, BHN giảm 2,1%,...

Ngành tiện ích cộng đồng giảm 3,4% giá trị vốn hóa, dược phẩm và y tế giảm 3,3%, dịch vụ tiêu dùng giảm 3,1%.

Các bluechip tiếp tục chịu sức ép lớn với VIC (-3,7%), VHM (-9%), NVL (-3,7%), FPT (-3,4%), GVR (-18,1%), BVH (-5,7%),…

VN-Index vượt mốc 1.270 điểm trong phiên cổ phiếu SSB, BMP tăng trần

Khối ngoại đổ tiền vào SSI, mua ròng cao nhất nửa năm

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-dien-bien-thi-truong-chung-khoan-tuan-18-224-125154.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 18 - 22/4
POWERED BY ONECMS & INTECH