Tài chính Ngân hàng

Nhóm cổ đông Âu Lạc bất ngờ tái xuất hiện tại ACB

Hồ Nga 14/09/2024 20:58

Nhóm cổ đông Âu Lạc được chú ý nhiều nhất từ mấy năm trước, khi mạnh dạn bán đi khoản đầu tư tại Eximbank (EIB), dồn lực vào ACB.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố thông tin cổ đông nắm 1% vốn điều lệ trở lên. Danh sách bổ sung này có 5 cái tên, trong đó có khá nhiều điểm khiến nhà đầu tư chú ý.

CTCP Đầu tư thương mại Giang Sen và CTCP Đầu tư thương mại Bách Thanh đã không còn xa lạ, đây là 2 doanh nghiệp có liên quan tới Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy. 2 doanh nghiệp này không có tên trong lần ACB công bố danh sách sở hữu 1% vốn điều lệ trở lên trước đó.

Nhóm cổ đông Âu Lạc sở hữu hơn 3,7% vốn điều lệ ACB

Đáng chú ý là 3 cái tên còn lại, gồm 2 cá nhân là bà Nguyễn Thiên Hương Jenny (hơn 60 triệu cổ phiếu), ông Nguyễn Đức Hiếu Johnny (hơn 47,7 triệu cổ phiếu) và 1 pháp nhân, CTCP Làng giáo dục quốc tế Thiên Hương (hơn 55,9 triệu cổ phiếu).

Tổng cộng, khoảng 166,3 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng tổng tỷ lệ 3,724%. Tạm tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu ACB (24.400 đồng/cổ phiếu), giá trị số cổ phiếu này khoảng 4.000 tỷ đồng.

Nhóm cổ đông Âu Lạc bất ngờ tái xuất hiện tại ACB
Những cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ trở lên ACB vừa công bố

>> Bí ẩn 3 pháp nhân liên quan Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Sở hữu khối cổ phiếu trị giá 4.200 tỷ

Dù khá lạ, nhưng Thiên Hương Jenny, hay Nguyễn Đức Hiếu Johnny và cả Làng giáo dục quốc tế Thiên Hương không "mới" tại ACB. Nhóm cổ đông này xuất hiện tại ACB từ nhiều năm nay.

Pháp nhân CTCP Làng giáo dục Quốc tế Thiên do vợ chồng nữ doanh nhân Ngô Thu Thuý thành lập tháng 1/2015. Công ty do bà Ngô Thu Thuý, quốc tịch Canada, làm người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT.

Thiên Hương hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dịch vụ ăn uống, giáo dục… Những năm sau đó, công ty chuyển đổi, đưa giáo dục lên thành nghề kinh doanh chính.

Vốn điều lệ ban đầu 275,51 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Thiên Hương góp 98%. Hai cổ đông sáng lập còn lại là bà Ngô Thu Thuý và chồng là ông Nguyễn Đức Hinh, có cùng địa chỉ đăng ký thường trú.

Sau nhiều lần tăng vốn, hiện tại Thiên Hương có vốn điều lệ gần 1.753 tỷ đồng. Danh sách cổ đông có thêm sự xuất hiện của Công ty TNHH Diamond Crest Global (23,48%). Cổ đông mới này có địa chỉ tại British Virgin Island. Tỷ lệ sở hữu của ông Nguyễn Đức Hinh và bà Ngô Thu Thuý đạt 3,09%.

>> ACB: Chủ tịch Trần Hùng Huy và 5 cổ đông khác nắm giữ 12% vốn điều lệ

Công ty mẹ Công ty TNHH Thiên Hương thành lập tháng 12/1997 cũng do bà Ngô Thu Thuý làm Giám đốc. Hiện tại, công ty có vốn điều lệ 427 tỷ đồng, do ông Nguyễn Đức Hinh nắm 50% vốn điều lệ. Phần còn lại là 2 bà cùng tên Ngô Thu Thuý cùng nắm giữ.

Thiên Hương không phải là doanh nghiệp duy nhất gắn với vợ chồng bà Ngô Thuý, mà là CTCP Âu Lạc - doanh nghiệp thành lập từ năm 2002 tại TP. HCM.

Âu Lạc hiện có vốn điều lệ 564,7 tỷ đồng, do bà Ngô Thu Thuý làm Chủ tịch HĐQT. Âu Lạc hoạt động trong mảng kinh doanh vận tải nhiên liệu đường thuỷ nội địa.

Tại Âu Lạc, vợ chồng bà Thuý, ông Hinh không nắm giữ cổ phần nào, tuy vậy 2 con Nguyễn Thiên Hương Jenny và Nguyễn Đức Hiếu Johnny nắm giữ lượng lớn, lần lượt 12,81% và 9,82% vốn điều lệ. Đây là 2 cái tên xuất hiện trong danh sách cổ đông trên 1% của ACB vừa công bố.

rhetnhrs
Ông Trần Hùng Huy và bà Ngô Thu Thúy

>> Chi 4.000 tỷ đồng gom cổ phiếu ACB, hệ sinh thái của nữ doanh nhân Ngô Thu Thúy kinh doanh ra sao?

Âu Lạc là "người cũ" tại ACB

Nhắc đến Âu Lạc, doanh nghiệp này từng có nhiều giao dịch lượng lớn cổ phiếu ACB. Trên thực tế, Âu Lạc đầu tư gần 54 tỷ đồng mua hơn 3,68 triệu cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) từ năm 2018. Gom góp đến 2022 đã nắm đến 4,3 triệu cổ phiếu EIB (giá trị gốc 72 tỷ đồng).

Năm 2022 cũng là lúc Âu Lạc bán hết khoản đầu tư tại EIB. Sau đó Âu Lạc mang 365 tỷ đồng đi mua vào hơn 14 triệu cổ phiếu ACB. Ngay thời điểm cuối năm 2022, Âu Lạc đã phải trích lập dự phòng 57 tỷ đồng cho khoản đầu tư mới này.

Đến cuối 2023, số cổ phiếu ACB tại Âu Lạc đã được giảm đi đáng kể, còn hơn 3,5 triệu đơn vị, tương ứng giá gốc 79 tỷ đồng. Tuy vậy đến hết quý II/2024 Âu Lạc đã bán sạch số cổ phiếu ACB này.

Với hơn 166,3 triệu cổ phiếu ACB vừa mua, Âu Lạc đã đánh dấu sự trở lại ngân hàng Á Châu với cách khá đặc biệt. Tạm tính với thị giá hiện tại, số tiền Âu Lạc chi ra cũng xấp xỉ 4.000 tỷ đồng.

>> Hé lộ khối tài sản 'khủng' của người phụ nữ đặc biệt nhất ngành Ngân hàng

ACB bổ sung thêm 5 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

Công an tìm nạn nhân bị lừa chuyển tiền qua 12 tài khoản ngân hàng Vietcombank, MB, VietinBank, ACB...

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhom-co-dong-au-lac-bat-ngo-tai-xuat-hien-tai-acb-248851.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhóm cổ đông Âu Lạc bất ngờ tái xuất hiện tại ACB
    POWERED BY ONECMS & INTECH