Bằng những câu chuyện riêng, VCB, FPT, HPG, VIC, VHM, STB, BCM,... đều có quãng thời gian trở thành những cổ phiếu trụ được thị trường chú ý trong năm 2023.
Thị trường chứng khoán đang bước vào những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023. VN-Index vẫn đang gặp khó tại ngưỡng cản 1.100 điểm và chưa thể bứt lên. Mặc dù vậy, so với thời điểm đầu năm, chỉ số đại diện sàn HoSE vẫn đang tăng hơn 9,4% từ mức 1.007 điểm.
Mức tăng thậm chí có thể được nới rộng hơn nếu thị trường không xuất hiện pha giảm mạnh từ vùng 1.250 điểm hồi cuối tháng 9 - thời điểm tỷ giá USD tăng mạnh và Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút hàng trăm nghìn tỷ tiền về.
Trải qua một năm còn khá nhiều biến động, nhiều cổ phiếu VN30 vẫn kịp thời để lại dấu ấn trong đó có VCB, HPG, FPT, VIC-VHM, STB, POW,...
Cổ phiếu đầu tiên phải nhắc đến là VCB của ngân hàng Vietcombank. Từ mức 73.x đồng hồi cuối tháng 4, nhịp tăng 26% trong 3 tháng sau đó đã đưa giá cổ phiếu VCB lên mức cao nhất mọi thời đại - 93.400 đồng/cp (giá sau tăng vốn). Vietcombank cũng là gương mặt đầu tiên trên thị trường đạt mức vốn hóa vượt 500.000 tỷ đồng.
Từ đỉnh giá, cổ phiếu VCB hiện điều chỉnh về sát mốc 80.000 đồng/cp và hiện hữu khả năng kéo dài chuỗi giảm giá sang con số 6 liên tiếp.
VCB cũng là cổ phiếu VN30 hiếm hoi tạo đáy sớm hơn VN-Index (giữa tháng 10/2022 vo với hời điểm giữa tháng 11 của VN-Index) và đi lên. Cụ thể, tính từ mức đỉnh lịch sử, VCB đã có nhịp tăng gần 76% từ đáy.
Tiếp nối sóng tăng của VCB là trường hợp của cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Sau giai đoạn tích lũy vùng giá 21.x đồng từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 5, nhịp tăng gần 40% trong 3 tháng sau đó đã đẩy giá cổ phiếu HPG lên mức 29.000 đồng/cp - mức cao nhất 16 tháng. Diễn biến tăng giá có thời điểm giúp Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán với khối tài sản gần 44.000 tỷ đồng.
Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu HPG vẫn vận động tích lũy tại vùng giá đỉnh 20 tháng.
Một mã khác là FPT thậm chí có nhịp tăng dài từ cuối tháng 4 đến đến đầu tháng 9 (trùng với diễn biến tăng điểm của VN-Index), giá tăng 33% lên mức kỷ lục 99.000 đồng/cp.
>> Sau VCB, thêm cổ phiếu VN30 lập đỉnh lịch sử, giá tăng 13 lần sau 10 năm
Cổ phiếu FPT hiện cũng vận động tích lũy ngay sát vùng đỉnh lịch sử |
Một dấu ấn VN30 khác có thể kể đến trường hợp cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank với mức tăng từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 9, giá đạt mức 33.x đồng/cp (tiệm cận mức đỉnh lịch sử 35.x đồng lập được hồi tháng 2 năm ngoái).
Tương tự VCB và FPT, động lực tăng giá của cổ phiếu Sacombank cũng đến từ bức tranh tăng trưởng. Quý III/2023, ngân hàng báo lãi sau thuế 1.635 tỷ đồng - tăng 35% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lãi sau thuế đạt 5.460 tỷ - tăng 66%. Đây cũng là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận quý III và 9 tháng năm 2023 thuộc Top đầu ngành.
Mặt khác, trong báo cáo chiến lược công bố hồi giữa quý III, Chứng khoán DSC cho rằng Sacombank có kế hoạch bán 32,5% vốn tại VAMC trong quý IV; việc bán vốn có thể tạo động lực tăng giá mạnh cho cổ phiếu STB trong năm 2023 (tương tự câu chuyện cổ phiếu VPB của ngân hàng VPBank tăng gấp 3,5 lần (từ tháng 7/2020 - tháng 6/2021) sau khi bán vốn FE Credit). Tuy nhiên, triển vọng của giá có thể bị tác động mạnh khi Sacombank không thể thoái vốn ngay trong năm nay do môi trường vĩ mô không thuận lợi.
>> Cổ phiếu STB (Sacombank) cách đỉnh 1 phiên trần, "game" tăng giá tương tự VPB năm 2021?
Ngoài ra, cổ đông STB hiện vẫn nghe ngóng thông tin về kế hoạch đầu tư vào Bamboo Airways của Sacombank. STB đang được biết đến là chủ nợ lớn của hãng bay này.
Diễn biến giá cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank |
Nếu như câu chuyện tăng giá của Vietcombank hay FPT đến từ bức tranh tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm; với Hòa Phát là việc tập đoàn đã có lãi trở lại đồng thời "giai đoạn khó khăn nhất đã qua" thì với bộ đôi cổ phiếu Vingroup (VIC-VHM) là hiệu ứng về câu chuyện niêm yết VinFast (mã VFS) trên sàn Nasdaq.
Chỉ trong 1 tháng (từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8), cổ phiếu VIC tăng 50% giá trị lên mức 75.600 đồng (cao nhất 14 tháng) trước khi đà lao dốc diễn ra ngay sau đó. Điều tích cực có thể thấy được là sự bùng nổ thanh khoản cổ phiếu VIC giai đoạn này với trung bình từ 5-20 triệu đơn vị/phiên.
Nói như bà Trần Thị Lan Anh - Trưởng phòng Tư vấn - Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, cổ phiếu VIC bắt đầu sôi động ngay trước thềm VinFast niêm yết tại Mỹ... Và ở góc nhìn khác, có thể nói thời điểm VinFast bắt đầu IPO ở Mỹ cũng chính là giai đoạn "IPO" của VIC tại Việt Nam.
Diễn biến giá cổ phiếu VIC 5 năm gần nhất |
Bên cạnh một số cổ phiếu VN30 để lại dấu ấn tăng giá đáng chú ý trong năm 2023, BCM cũng là điểm nhấn với màn "tăng ngược" kể từ thời điểm lọt rổ VN30 hồi đầu tháng 2. Tính đến hết phiên 22/12, cổ phiếu này hiện còn chưa đến 62.000 đồng/cp - giảm hơn 25%.
Hay như trường hợp của MWG (Thế giới Di động) với nhịp giảm 40-50% từ giữa tháng 9 tới đầu tháng 11 vừa qua.
>> Chủ tịch MWG: Cổ phiếu MWG giảm để thử thách niềm tin nhà đầu tư
FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu phần mềm
Cổ phiếu HPG, HSG cùng nhau đi ngang, vì sao NKG một mình leo dốc?