VinFast (VFS) cắm cờ trên Nasdaq: Triển vọng 10 năm tới nhìn từ những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên tiến công phố Wall
Cuối cùng người khổng lồ Vingroup đã chọn được "đất lành" cho VinFast trên sàn chứng khoán Mỹ. Mọi sự khởi đầu đều rất khó khăn... nhưng nếu cứ bi quan, sẽ không thể có một Việt Nam hùng cường.
Tác giả bài viết |
Ngày 15/8/2023 là khoảnh khắc đặc biệt đối với Việt Nam khi VinFast - doanh nghiệp Việt đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Thời điểm nghi thức rung chuông của lãnh đạo VinFast được thực hiện cũng là thời điểm lời hứa "cắm cờ trên đất Mỹ" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành hiện thực.
Từ câu chuyện của VinFast, nhìn lại các câu chuyện của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ từ đầu những năm 2005, đến nay đã được 18 năm số lượng công ty niêm yết cũng gần 200 doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp sớm nhất "cắm cờ trên đất Mỹ" và thành công vang dội có thể kể đến Baidu (năm 2007 niêm yết trên Nasdaq).
Theo ghi nhận, sau các lần chia tách, giá tại thời điểm niêm yết của cổ phiếu Baidu là 2 USD/cp. Cao điểm năm 2021, mã từng chạm mức 320 USD/cp. Như vậy, nếu sở hữu cổ phiếu từ ngày đầu tiên Baidu niêm yết, lợi nhuận của nhà đầu tư bất kỳ đã tăng gấp 160 lần (thời điểm năm 2021) và 63 lần ở thời điểm hiện tại.
Cũng nhờ hiệu ứng của Baidu, sau này các doanh nghiệp khác của Trung Quốc lần lượt "tiến công" thị trường chứng khoán Mỹ và ghi nhận những kết quả đột biến khi hàng trăm tỷ USD đã được huy động.
Thương vụ đình đám và thành công nhất trong lịch sử IPO trên đất Mỹ có thể kể đến Alibaba với vốn hoá lên tới 700 tỷ USD. Chúng ta đã chứng kiến phiên giao dich đầu tiên của Alibaba với 90 USD/cp. 6 năm sau IPO, bất kể nhà đầu tư nào sở hữu cổ phần Alibaba đều ghi nhận giá trị tài sản tăng gấp 5 - 7 lần.
Bên cạnh 2 gương mặt kể trên, các doanh nghiệp viễn thông hay dầu khí của Trung Quốc cũng đang niêm yết ở Mỹ như: Chinamobile, chinatelecom, petrochina, Chinapetroleum…
Ở góc nhìn khách quan, dấu ấn lớn của Baidu sau khi hiện diện tại phố Wall phải kể đếm việc Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều hiện thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp quốc nội cùng hướng về đất Mỹ dựa trên quy chuẩn hồ sơ, niêm yết. Chiến lược này giúp quốc gia tỷ dân đón nhận nguồn vốn khổng lồ để phát triển hùng mạnh như ngày nay.
Công bằng mà nói, kinh tế Việt Nam có nét tương đồng với Trung Quốc nhưng có độ trễ hơn. Chúng ta cũng đang ở thời kỳ đỉnh cao của dân số vàng; rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có dáng bóng như các Chaebol Hàn Quốc (những tài phiệt, tập đoàn gia đình khổng lồ chi phối nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội ở xứ sở Kim Chi).
Tôi cho rằng Việt Nam đang lấy mẫu hình doanh nghiệp của Hàn quốc, mẫu hình các Chaebol và hướng đi niêm yết cũng như cách tiếp cận thị trường vốn như của Trung quốc trước đây. Với chiến lược tích hợp này, tôi tin rằng sau VinFast sẽ còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục "cắm cờ trên đất Mỹ", không chỉ những các tập đoàn kinh tế tư nhân mà cả những doanh nghiệp, tập đoàn có yếu tố Nhà nước nữa,...
Quay lại câu chuyện cổ phiếu VIC của Tâp đoàn Vingroup, mã vừa ghi nhận một phiên thanh khoản kỷ lục từ khi niêm yết với 26,6 triệu đơn vị được sang tay ngày 18/8. 1 tháng trở lại đây, mã được được giao dịch đột biến so với toàn bộ thời gian trước đó.
Cổ phiếu VIC bắt đầu sôi động ngay trước thềm VinFast niêm yết tại Mỹ... Và ở góc nhìn khác, có thể nói thời điểm VinFast bắt đầu IPO ở Mỹ cũng chính là giai đoạn "IPO" của VIC tại Việt nam.
Với khối lượng lưu hành lớn cùng lượng freefloat ở mức tương đối, VIC hiện không còn là sân chơi riêng của dòng tiền cá mập. Sự quan tâm của không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ là minh chứng cho thấy sức hút của mã đầu ngành bất động sản - cổ phiếu trước đây vốn rất ít tính thị trường.
Cuộc chơi trên thị trường chứng khoán luôn có kẻ thắng người thua. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cổ phiếu Vingroup còn nhiều câu chuyện đáng để kỳ vọng, để đầu tư.
Hãng phim truyện Việt Nam họp bàn phương án 'hồi sinh'
Vingroup (VIC) thành lập Công ty Đầu tư VinFast với vốn điều lệ hơn 2.400 tỷ đồng