Xã hội

Những công trình hiện đại sau gần 40 năm đổi mới

Hoàng Hà 03/02/2025 - 07:53

Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc. Trong số đó có sự xuất hiện của nhiều công trình, dự án hiện đại, tầm cỡ, cho thấy sự phát triển liên tục của đất nước.

W-quan 1 (20).jpg

TPHCM được ví là đầu tàu và là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, trải qua những bước thăng trầm, TPHCM vẫn khẳng định vị trí, vai trò là vùng kinh tế động lực đối với Nam bộ và cả nước.

W-lanmark81.jpg

Ngoài rất nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, và các công trình hạ tầng hiện đại, tính đến hết năm 2024, TPHCM đã có thêm rất nhiều cây cầu, mở rộng các tuyến đường và nhiều công trình trọng điểm. Trong ảnh, tòa nhà Landmark 81, cao nhất Việt Nam với 461,2m gồm 81 tầng nổi và 3 tầng hầm, tổng diện tích mặt bằng 141.200m2.

w tet nguyen hue 28 43912.jpg

Cầu Ba Son nối quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) là một trong những dự án giao thông quan trọng của TPHCM những năm gần đây. Cầu có chiều dài hơn 1.400m, có 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, sau khi khánh thành đã tạo nên cảnh quan đô thị đẹp, văn minh và hiện đại cho TPHCM. Ảnh: Nguyễn Huế.

W-Keangnam 112024_12.jpg

Phía Tây Hà Nội, nơi có tòa nhà Keangnam cao thứ nhì Việt Nam. Tại đây, các dự án bất động sản tầm cỡ, nhất là các khu đô thị đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo cho khu vực và cả Thủ đô.

W-nút giao (23).jpg

Tại cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, điểm giao nhau giữa nút giao 3 tầng, đại lộ Thăng Long, đường Vành đai 3 trên cao, xung quanh là nhiều công trình hiện đại khác, trong đó có Tòa nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia và các công trình quy mô ở xung quanh.

W-cau nhat tan (5).jpg

Công trình cầu Nhật Tân rực sáng trong đêm. Cầu được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo thành tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Thủ đô.

w metro nhon 25800.jpg

Ngoài công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông, dự án đường sắt metro Nhổn - ga Hà Nội đã được khai thác thương mại đoạn trên cao từ ga Nhổn tới ga Cầu Giấy hồi tháng 8/2024. Theo quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, tăng 4 tuyến so với quy hoạch cũ. Đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng xong 96,8km và hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư 301km đường sắt đô thị, với tổng mức đầu tư 14,602 tỷ USD.

W-nga filtered 1297 1213.jpg

Nói đến các siêu dự án không thể không nhắc tới Quảng Ninh. Nổi bật trong số đó là 3 dự án cao tốc nối liền nhau dài gần 170km, có tổng mức đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng kéo dài từ cầu Bạch Đằng tới Móng Cái (Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn và Vân Đồn - Móng Cái).

W-Hon Gai 21092020.jpg

Cảnh quan đô thị Quảng Ninh nổi bật nhờ công trình Cung Quy hoạch, Hội trợ, Triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh nằm bên bờ vịnh Hạ Long (trên đường Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long). Cung có tổng diện tích xây dựng hơn 62.000m2, tổng diện tích sàn gần 21.000m2, tổng mức đầu tư dự án hơn 1.151 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp, công nghệ, thiết bị và nội thất là 1.051 tỷ đồng; phần trưng bày quy hoạch hơn 100 tỷ đồng.

Huỳnh Văn Truyền.jpg

Với thiết kế độc đáo mô phỏng hình dáng con rồng đang uốn lượn trên mặt sông và hướng ra biển Đông, cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, là trục chính của Đà Nẵng theo hướng Đông – Tây, tuyến đường ngắn nhất, nối liền sân bay quốc tế Đà Nẵng với các khu du lịch cao cấp ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền.

W-IMG_4094.jpg

Nói đến các công trình công nghiệp hiện đại không thể không kể tới các dự án điện năng lượng, điện gió. Tính đến tháng 10/2021, cả nước có 106 dự án điện gió đã được triển khai đầu tư xây dựng với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD, tổng công suất là 5.655 MW. Suất đầu tư 1 MW điện gió khoảng 2 triệu USD

w_22 nghe an khu kinh te nghi son ve dem nguyen duy son 0936121594.jpg

Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập năm 2006 với diện tích là 18.611,8ha, sau đó được mở rộng lên 106.000ha (trong đó: diện tích đất liền và đảo: 66.497,57ha; diện tích mặt nước: 39.502,43ha), nằm ở phía nam tỉnh Thanh Hoá, trên trục giao thông Bắc - Nam. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm. Ảnh: Nguyễn Duy Sơn.

>> 5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

TPHCM vẫn còn se lạnh, bắt đầu xuất hiện nắng nóng trên 35 độ trong tháng 2

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/nhung-cong-trinh-hien-dai-sau-gan-40-nam-doi-moi-2367736.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Những công trình hiện đại sau gần 40 năm đổi mới
    POWERED BY ONECMS & INTECH