Nokia, Kodak từng mắc sai lầm gì khiến Jack Ma cảnh báo Alibaba không lao vào vết xe đổ?

23-06-2023 05:27|Thuỷ Tiên

Lời cảnh báo của Jack Ma diễn ra trong bối cảnh tập đoàn Alibaba nói riêng và ngành thương mại điện tử Trung Quốc nói chung đang rơi vào cảnh thoái trào.

Nokia, Kodak từng mắc sai lầm gì khiến Jack Ma cảnh báo Alibaba không lao vào vết xe đổ?
Tỷ phú Jack Ma.

Theo South China Morning Post, nhà sáng lập Jack Ma của Alibaba đã tổ chức một cuộc họp nội bộ với các lãnh đạo mảng thương mại điện tử của tập đoàn vào cuối tháng 5/2023.

Tại cuộc họp này, vị tỷ phú 58 tuổi cho biết, để sống sót trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, Alibaba cần tái tập trung vào nền tảng Taobao cũng như Internet thay vì chạy đua theo các dữ liệu doanh số ấn tượng.

Đồng thời, không được tự mãn với vị thế thống trị mảng thương mại điện tử tại Trung Quốc và cần luôn cảnh giác với khả năng thất bại.

Để chứng minh những kẻ thống trị thị trường có thể sụp đổ nhanh đến mức nào, Jack Ma đã lấy dẫn chứng về bài học của Nokia, thương hiệu từng thống trị mảng điện thoại di động toàn cầu nhưng thất thủ trước smartphone. Và Kodak, hãng máy ảnh phim nổi tiếng thế giới bị đè bẹp bởi dòng máy kỹ thuật số.

Nokia: Cái chết vì sự bảo thủ

Vào những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Nokia đã nổi lên như một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp di động với 40% thị phần ở thời kỳ đỉnh cao.

Thế nhưng, chỉ gần 20 năm sau, thế hệ người dùng mới hầu như chỉ biết đến những thương hiệu như Apple, Samsung, Xiaomi, Huawei… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh này, nhưng lý do lớn nhất chính là sự bảo thủ đến khó tin của ban lãnh đạo công ty đã làm cho cái tên Nokia dần rơi vào quên lãng.

Nokia gặp nhiều khó khăn trong việc bán các loại điện thoại truyền thống của mình khi điện thoại cảm ứng đa điểm bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đem lại nhiều sự tiện lợi cho khách hàng hơn hẳn so với các loại điện thoại nút bấm và cảm ứng điện dung của hãng.

Thêm vào đó, cùng với hệ điều hành iOS, hệ sinh thái ứng dụng AppStore của Apple đã mang lại những điều mới mẻ và vô cùng khác biệt cho người sử dụng. Từ khi ra mắt năm 2007, iOS của Apple dần trở nên phổ biến và doanh số bán hàng tăng lên đều đặn.

Thế nhưng, Nokia từ chối coi Apple là mối đe dọa đối với doanh số bán hàng đang ở mức cao của họ. Hãng tiếp tục tiếp tục sản xuất điện thoại với hệ điều hành Symbian lỗi thời và sử dụng cửa hàng Ovi Store – sở hữu số lượng phần mềm ít ỏi khi so sánh với Android Store và App Store.

Nokia: Cái chết vì sự bảo thủ - Ảnh 6.

Mãi đến năm 2011, để đối phó với thị phần đang sụt giảm, Nokia đã hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại Windows, từ bỏ các hệ điều hành cũ như Symbian. Sau khi hợp tác với Microsoft, hãng đã ra mắt điện thoại chạy Windows Phone đầu tiên là Lumia 800.

Thế nhưng, lượng máy Lumia bán ra cũng không đủ để bù đắp sụt giảm doanh thu từ các đời máy cũ. Quý 2/2011, lần đầu tiên sau 19 năm hãng ghi nhận khoản thua lỗ trong kinh doanh.

Lượng máy bán ra tiếp tục sụt giảm trầm trọng sau đó, kéo theo doanh số cũng giảm mạnh. Đến giữa năm 2012, giá cổ phiếu của công ty giảm xuống dưới 2 USD/ cổ phiếu.

Đến tháng 9 năm 2013, Nokia chính thức thông báo bán bộ phận di động và thiết bị của mình cho Microsoft, đánh dấu chấm hết cho một gã khổng lồ mảng điện thoại di động một thời. Ngày nay, Nokia được biết đến thông qua các bộ phận nghiên cứu, viễn thông và thiết bị mạng.

Kodak "nhắm mắt" trước công nghệ mới

Năm 1950, Kodak nắm khoảng 70% thị trường phim béo bở của Mỹ với tỷ suất lợi nhuận gộp gần 70%. Thành công của Kodak càng được củng cố nhờ mạng lưới phân phối rộng lớn và là một trong các thương hiệu mạnh nhất thế giới. Khi đó, công ty hoàn toàn thống trị ngành công nghiệp mà họ đang hoạt động.

Nếu như Nokia thất thủ trước smartphone thì Kodak lại bị đánh bại bởi máy ảnh kỹ thuật số.

Mua Kodak SUC Daylight 39 800iso Disposable Analog Camera – Yellow and Blue  trên Amazon Mỹ chính hãng 2023 | Fado

Trong khi mọi người bắt đầu giảm dần sử dụng phim và giấy in kể từ khi máy ảnh kỹ thuật số được phát minh năm 1975 thì Kodak lại "nhắm mắt" trước công nghệ mới, không chịu thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Các công ty sản xuất, kinh doanh máy ảnh kỹ thuật số khác đang bận rộn giành chỗ đừng trên thị trường chụp ảnh, thì Kodak dành tới 10 năm chỉ để cố gắng thuyết phục mọi người rằng máy ảnh phim tốt hơn máy ảnh số. Trong khi thực tế, nhiếp ảnh kỹ thuật số rẻ hơn và chất lượng hình ảnh cũng không thua kém nhiếp ảnh phim truyền thống là bao.

Khi Kodak "tỉnh ngộ" và bắt đầu sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, tất cả đã quá trễ. Kodak không thể đuổi kịp các công ty tiên phong đã thành danh.

Năm 2011, Kodak trượt khỏi danh sách S&P 500, thậm chí giá cổ phiếu công ty chạm đáy, chỉ 0,54 USD/cổ phiếu hồi tháng 9/2011.

Đến năm 2014, hãng tuyên bố dừng bán máy ảnh phim truyền thống, khiến khoảng 15.000 nhân viên mất việc.

Bất ngờ tái xuất sau 2 năm vắng bóng, Jack Ma nói gì?

Jack Ma tái xuất, bàn về tương lai của AI

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nokia-kodak-tung-mac-sai-lam-gi-khien-jack-ma-canh-bao-alibaba-khong-lao-vao-vet-xe-do-188903.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nokia, Kodak từng mắc sai lầm gì khiến Jack Ma cảnh báo Alibaba không lao vào vết xe đổ?
    POWERED BY ONECMS & INTECH