Thị trường

Nông dân Đồng Tháp trồng lúa sạch, ‘dọn bàn tiệc’ đón chim thần trở về

Bảo Linh 21/12/2024 18:45

Quanh vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), nhiều nông dân đang tiên phong trồng lúa sinh thái, góp phần khôi phục môi trường và bảo tồn loài chim quý hiếm.

Trước nguy cơ sếu đầu đỏ tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp, tỉnh Đồng Tháp đã khởi động đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Tràm Chim. Mục tiêu đặt ra là tái tạo sinh cảnh đặc trưng vùng ngập nước để thu hút và duy trì một đàn sếu khoảng 100 cá thể sinh sống thường xuyên.

Theo đề án, từ nay đến năm 2032, 60 cá thể sếu sẽ được đưa từ Thái Lan về Tràm Chim nhằm khởi đầu quá trình bảo tồn. Hiện nay, đề án đang tiến hành chuyển đổi 900ha ruộng quanh khu bảo tồn sang hình thức trồng lúa sinh thái, hữu cơ, kết hợp phát triển du lịch để tạo sinh kế mới cho nông dân.

Nông dân Đồng Tháp trồng lúa sạch, ‘dọn bàn tiệc’ đón chim thần trở về
Nông dân khu vực Tràm Chim hưởng ứng tích cực đề án trồng lúa sạch. Ảnh: Dân trí

>>Khách Tây bỏ tiền vào Gia Lai nhặt lá, hái cà phê như nông dân thứ thiệt

Theo kế hoạch ban đầu, trong năm 2024, khoảng 200ha ruộng sẽ được chuyển đổi sang hình thức canh tác mới. Tuy nhiên, sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân đã giúp diện tích chuyển đổi vượt dự kiến, lên hơn 310ha. Đây là minh chứng cho thái độ hưởng ứng và quyết tâm chung tay bảo vệ môi trường của các hộ nông dân.

Mô hình trồng lúa sinh thái giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, giúp hạn chế đề kháng tác động xấu đến môi trường. Đồng ruộng cũng được xả lũ trong mùa nước nổi, tái tạo hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Kết quả là những cánh đồng xanh mướt đầy hứa hẹn, không chỉ đảm bảo kinh tế mà còn góp phần địa phương xanh - sạch - đẹp.

Nông dân Đồng Tháp trồng lúa sạch, ‘dọn bàn tiệc’ đón chim thần trở về
Sếu đầu đỏ nằm trong sách đỏ quốc tế, được người dân Đồng Tháp coi là "chim thần". Ảnh minh họa

>>4 giống cá giúp nông dân Trà Vinh làm giàu khi ao tôm ngắt vụ

Từ những cánh đồng sinh thái, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển thương hiệu gạo mới gắn với hình ảnh loài sếu đầu đỏ. “Gạo sếu” đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao, đã được thị trường đón nhận tích cực trong giai đoạn đầu. Thương hiệu không chỉ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn lan tỏa sứ mệnh về bảo tồn sinh học vùng đất ngập nước.

Nông dân vùng đệm Tràm Chim luôn xem sếu đầu đỏ như loài chim linh thiêng, đem lại may mắn. Họ tin rằng, nhà nào có sếu đậu xuống ruộng kiếm ăn thì nhà đó sẽ có mùa màng bội thu.

"Trước đây sếu về Tràm Chim nhiều lắm, nhưng nay môi trường thay đổi, chúng không về nữa. Chúng tôi chọn trồng lúa sinh thái với hy vọng ngày nào đó sếu sẽ quay lại. Hơn nữa, cách canh tác này giúp chúng tôi và con cháu được hưởng môi trường trong lành hơn", ông Nguyễn Văn Mẫn, nông dân chuyển đổi đầu tiên, chia sẻ.

>>Cam sành chỉ còn 5.000 đồng/kg, nông dân miền Tây ‘kêu cứu’: Chính quyền địa phương nói gì?

Tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam chuyển đổi đất trồng lúa phục vụ cụm công nghiệp 75ha

Trồng lúa giảm phát thải lãi tăng 18 triệu/ha, chờ bán tín chỉ carbon

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nong-dan-dong-thap-trong-lua-sach-don-ban-tiec-don-chim-than-tro-ve-267223.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nông dân Đồng Tháp trồng lúa sạch, ‘dọn bàn tiệc’ đón chim thần trở về
    POWERED BY ONECMS & INTECH