Kiến thức

Núi lửa duy nhất thế giới phun dung nham lỏng đang ‘chìm’ dần vào lòng đất

Khả Vy 06/08/2024 14:01

Theo dõi sự sụt lún của núi lửa này rất quan trọng trong việc dự báo các vụ phun trào.

Nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy núi lửa Ol Doinyo Lengai cao 2.962m ở Tanzania nổi tiếng với dung nham carbonatite độc đáo, đang trải qua quá trình sụt lún đáng kể, chìm dần vào lòng đất trong 10 năm qua.

Dựa trên dữ liệu vệ tinh thu thập từ năm 2013 đến 2023, các nhà khoa học tại Đại học Bang Pennsylvania, Mỹ đã xác định được tốc độ sụt lún trung bình của Ol Doinyo Lengai là 3,6cm mỗi năm. Hiện tượng này được cho là liên quan đến sự xẹp lún của bể magma nằm ngay dưới một trong hai miệng phun của núi lửa.

Nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy núi lửa Ol Doinyo Lengai cao 2.962m ở Tanzania nổi tiếng với dung nham carbonatite độc đáo, đang trải qua quá trình sụt lún đáng kể. Ảnh: Internet

Nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy núi lửa Ol Doinyo Lengai cao 2.962m ở Tanzania nổi tiếng với dung nham carbonatite độc đáo, đang trải qua quá trình sụt lún đáng kể. Ảnh: Internet

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng sự sụt lún của Ol Doinyo Lengai có thể do một bể dung nham ở độ sâu 1.000m dưới núi lửa đang xẹp xuống. Mặc dù hình dạng và đặc điểm của hệ thống ống dẫn dung nham nông dưới ngọn núi vẫn còn là một bí ẩn, các nghiên cứu trước đó đã gợi ý về sự tồn tại của một bể chứa nông. Bể này có thể kết nối với một khu vực chứa dung nham lớn hơn ở độ sâu 3.000m hoặc hơn bên dưới núi lửa.

Dựa trên dữ liệu vệ tinh thu thập từ năm 2013 đến 2023, các nhà khoa học tại Đại học Bang Pennsylvania, Mỹ đã xác định được tốc độ sụt lún trung bình của Ol Doinyo Lengai là 3,6cm mỗi năm. Ảnh: Internet

Dựa trên dữ liệu vệ tinh thu thập từ năm 2013 đến 2023, các nhà khoa học tại Đại học Bang Pennsylvania, Mỹ đã xác định được tốc độ sụt lún trung bình của Ol Doinyo Lengai là 3,6cm mỗi năm. Ảnh: Internet

Theo dõi sự sụt lún của Ol Doinyo Lengai rất quan trọng trong việc dự báo các vụ phun trào. Nghiên cứu mới cũng phát hiện một vết nứt dài 100m chứa đầy dung nham dọc theo rìa phía Tây, có thể tiếp tục dài ra khi ngọn núi phun trào và lún xuống.

Hiện tượng này được cho là liên quan đến sự xẹp lún của bể magma nằm ngay dưới một trong hai miệng phun của núi lửa. Ảnh: Internet

Hiện tượng này được cho là liên quan đến sự xẹp lún của bể magma nằm ngay dưới một trong hai miệng phun của núi lửa. Ảnh: Internet

Ol Doinyo Lengai là núi lửa duy nhất trên Trái Đất phun trào dung nham carbonatite – một loại dung nham cực lỏng giàu các nguyên tố kiềm như canxi và natri, nhưng lại nghèo silica. Khác với phần lớn các loại dung nham khác, vốn giàu silica và được tạo thành từ các chuỗi liên kết giữa oxy và silicon, dung nham carbonatite có độ lỏng cao hơn và ít sệt hơn.

Ol Doinyo Lengai là núi lửa duy nhất trên Trái Đất phun trào dung nham carbonatite – một loại dung nham cực lỏng giàu các nguyên tố kiềm như canxi và natri, nhưng lại nghèo silica. Ảnh: Internet

Ol Doinyo Lengai là núi lửa duy nhất trên Trái Đất phun trào dung nham carbonatite – một loại dung nham cực lỏng giàu các nguyên tố kiềm như canxi và natri, nhưng lại nghèo silica. Ảnh: Internet

Dung nham carbonatite và silicate phun trào từ Ol Doinyo Lengai có một màu đen đặc trưng và nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với các loại dung nham thông thường. Dù vậy, với nhiệt độ vẫn lên tới hơn 500 độ C, nó vẫn đủ sức “nướng cháy” mọi thứ, loại dung nham này cũng nguội rất nhanh khi tiếp xúc với không khí.

Núi lửa Ol Doinyo Lengai phun ra dung nham đen siêu lỏng và chuyển màu trắng khi khô. Ảnh: Internet

Núi lửa Ol Doinyo Lengai phun ra dung nham đen siêu lỏng và chuyển màu trắng khi khô. Ảnh: Internet

Ban đêm, ngoài màu đen, người ta còn có thể quan sát những đốm màu cam rực rỡ bốc lên từ miệng núi lửa. Dung nham của Ol Doinyo Lengai phun trào như những tia nước tưới vườn, tạo ra những dòng chảy màu đen đặc trưng. Dung nham này sẽ chuyển từ màu đen sang màu trắng sau khi khô lại.

>> Công viên địa chất toàn cầu có hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới xây dựng từ 300.000 viên đá núi lửa, đứng vững suốt 1.200 năm mà không cần xi măng

Huyện đảo có mật độ dân số đông nhất Việt Nam đề xuất đầu tư 50 tỷ mở rộng hồ nước trên đỉnh núi lửa

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nui-lua-duy-nhat-the-gioi-phun-dung-nham-long-dang-chim-dan-vao-long-dat-d129684.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Núi lửa duy nhất thế giới phun dung nham lỏng đang ‘chìm’ dần vào lòng đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH