PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm nay đã ngoài tầm tay’
Theo PGS TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5% ngoài tầm tay, chỉ nên coi đó là mục tiêu để phấn đấu hơn là mục tiêu cần phải đạt được.
Về tốc độ tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế ờ thời điểm hiện tại, PGS TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng chinh sách tài khoá là động lực tăng trưởng duy nhất lúc này.
Các động lực tăng trưởng phục hồi rất chậm
Do vấn đề về áp lưc tỷ giá nền chính sách tiền tệ năm sau sẽ khó có thể nới lỏng như năm nay. Vì vậy, nền kinh tế chỉ có thể trông chờ nhiều hơn vào chính sách tài khoá. Đồng thời, kinh tế thế giới năm tới cũng sẽ dần tốt lên, đây là yếu tố tích cực để thúc đẩy thị trường trong nước”, ông Thế Anh nhấn mạnh.
Về các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu, ông Thế Anh nhấn mạnh cả ba động lực này đều tăng trưởng hoặc phục hồi rất chậm.
Đối với tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng đang giảm qua các quý. Kinh tế Việt Nam đã trải qua mấy năm COVID-19, năm ngoái lại trải qua cú sốc về tài chính tiền tệ. Do đó, thu nhập của người dân giảm sút rất mạnh, các nguồn tiết kiệm dần cạn kiệt, kể cả khối tư nhân hay khối doanh nghiệp.
Với động lực từ đầu tư, năm nay chủ yếu đến từ đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công hiện đã đạt trên 50% kế hoạch còn các thành phần đầu tư tư nhân và đầu tư của khu vực FDI đều chưa đủ để có thể tạo đột phá cho nền kinh tế.
Trong các tháng gần đây, đầu tư FDI có sự tăng trưởng cho thấy những nỗ lực của Chính phủ đã ít nhiều tác động, tạo kỳ vọng cho khu vực này. Tuy nhiên, cần thời gian để hiện thực hoá các kỳ vọng này và chưa thể hiện được ngay trong giai đoạn trước mắt.
Về đầu tư tư nhân, ông Phạm Thế Anh cho rằng đầu tư tư nhân năm nay rất yếu do sức khoẻ của doanh nghiệp giảm sút, lãi suất đi vay tương đối cao, các điều kiện ràng buộc tín dụng chặt chẽ và đặc biệt là tính bi quan của doanh nghiệp khi họ chưa nhìn thấy được triển vọng tốt của nền kinh tế thế giới và trong nước. Ba thành phần đầu tư chủ yếu dựa vào đầu tư công nhưng không thể có nguồn lực để tăng mãi được.
Động lực cuối cùng là xuất khẩu cũng sẽ tiếp tục khó khăn khi kinh tế thế giới còn được dự báo là tiếp tục ở môi trường lãi suất cao và gần đây những bất lợi còn đến từ việc giá nhiên liệu tăng cao và thời tiết khiến giá lương thực cũng tăng.
Từ nay đến cuối năm, ông Thế Anh dự báo giá nguyên liệu tiếp tục ở mức cao chứ không thể hạ ngay được. Điều này khiến khả năng quay đầu của chính sách tiền tệ trên thế giới càng gặp khó. Những tín hiệu tích cực trong ngành xuất khẩu và chế biến, chế tạo trong những tháng gần đây mang tính tạm thời nhiều hơn.
Ông Phạm Thế Anh lý giải, có thể là do sắp vào mùa tiêu dùng của các nước phương Tây nên thị trường hồi phục một phần. Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu có thể tốt hơn so với các tháng đầu năm nhưng để kéo nền kinh tế lên thì còn rất khó khăn.
Chỉ nên coi mục tiêu 6,5% là mục tiêu phấn đấu
Từ những lập luận trên, ông Phạm Thế Anh khẳng định mục tiêu tăng trưởng 6,5% ngoài tầm tay, chỉ nên coi đó là mục tiêu để phấn đấu hơn là mục tiêu cần phải đạt được bởi để đạt mục tiêu đó, quý IV phải tăng trưởng hai con số, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, điều này là không khả thi. Điều này hàm ý rằng các chính sách đi kèm cũng đang hướng tới hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Về động lực cho tăng trưởng quý cuối năm, ông Thế Anh cho rằng Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy đầu tư công đồng thời chọn lọc một số thị trường để tập trung vào thì có thể kỳ vọng đây sẽ là động lực cho nền kinh tế.
Theo đó, việc tập trung vào phân khúc nhà ở thương mại bình dân hay nhà ở xã hội cùng với đầu tư công sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.
Còn tiêu dùng nội địa, ông Thế Anh cho rằng khó có thể có đột phá khi mà phần tích luỹ của người dân và doanh nghiệp dần cạn kiệt, đầu tư tư nhân thì sẽ phải chờ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Doanh nghiệp 67.000 tỷ đồng sắp niêm yết sàn HoSE: Kỳ vọng mới cho gần 40.000 cổ đông
Năm 2025, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10-10,5%