Thanh khoản thấp cộng với áp lực cắt lỗ lớn đến từ cung hàng bắt đáy của phiên tuần trước tiếp tục đẩy chỉ số xuống mức đáy mới.
Kết phiên giao dịch, VNindex tiếp tục giảm sâu 36,28 điểm xuống 1.006,20 điểm, toàn sàn có 46 mã tăng giá, 435 mã giảm giá và 37 mã đứng giá. HNXindex giảm 11,07 điểm xuống 218,78 điểm, toàn sàn có 37 mã tăng giá, 171 mã giảm giá và 30 mã đứng giá. UPCOMindex giảm 2.19 điểm xuống 77,95 điểm, toàn sàn có 98 mã tăng giá, 195 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường đạt hơn 14,601.8 tỷ đồng giảm 11.5% so với phiên hôm trước. Khối ngoại mua ròng trên toàn thị trường hơn 133.4 tỷ đồng, trong đó mua ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 159.2 tỷ đồng, mua ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 40 tỷ đồng, bán ròng trên sàn UPCOM khoảng 28.0 tỷ đồng.
Về phân tích kỹ thuật, Chỉ số VNINDEX hiện đang ở mức vùng hỗ trợ quanh mức 990-1000 điểm ứng với mức fibo thoái lui 0.618 được kẻ từ đỉnh năm 2022 xuống mức đáy tháng 4 năm 2020 khi bắt đầu 1 xu hướng tăng mạnh. Đây có thể sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VNINDEX kèm theo chỉ báo RSI vẫn đang nằm trong vùng quá bán nên có thể kỳ vọng nhịp hồi của thị trường tại đây. Tuy nhiên chỉ báo MACD vẫn đang cho tín hiệu tiêu cực khi đường MACD đang dốc xuống mạnh, khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Trong trường hợp xấu, nếu như chỉ số VNINDEX tiếp tục giảm thì vùng hỗ trợ tiếp theo sẽ ở quanh mức 850.
Khuyến nghị đầu tư:
Nhà đầu tư vẫn nên tiếp tục chờ đợi quan sát thêm để xác định rõ đáy kèm theo thanh khoản tốt hơn. Nên giữ tỉ trọng hợp lý, bên cạnh đó có thể xem xét chọn lọc giải ngân một phần tỉ trọng vào các mã cơ bản ổn sau quá trình giảm mạnh về các vùng hỗ trợ mạnh để kì vọng có được lợi nhuận tốt khi thị trường hồi phục.
Nhận định chứng khoán 7/11: Các CTCK đồng thuận về xu hướng thị trường
Nhận định chứng khoán 22/10: Xu hướng thị trường chưa rõ ràng