Phát hiện diện mạo 'Trái Đất tương lai' có kích thước lớn gấp đôi trong 8 tỷ năm tới
Phát hiện này khiến các nhà khoa học thích thú, dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu.
Hành tinh được nhắc đến là KMT-2020-BLG-0414, cách Trái Đất 4.000 năm ánh sáng, đang cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn thoáng qua về tương lai tiềm năng của hệ Mặt Trời. Đây là một thế giới đá quay quanh một sao lùn trắng - tàn dư của một ngôi sao đã chết. Các nhà nghiên cứu tin rằng trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời của chúng ta cũng sẽ trải qua quá trình tương tự, biến thành một sao khổng lồ đỏ và nuốt chửng các hành tinh bên trong, bao gồm cả Trái Đất.
Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể không ở trên Trái Đất được nữa do hiệu ứng nhà kính cực đoan. Nếu may mắn thoát khỏi số phận bị nuốt chửng, Trái Đất có thể sẽ trôi dạt xa hơn và trở thành một hành tinh lạnh giá, giống như KMT-2020-BLG-0414. Hệ hành tinh này được phát hiện nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, khi nó đi qua giữa Trái Đất và một ngôi sao xa xôi khác. Việc nghiên cứu diện mạo của "Trái Đất tương lai" trong 8 tỷ năm nữa giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của các hệ sao và tương lai của hệ Mặt Trời.
Các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh có kích thước gấp đôi Trái Đất này khi nhìn vào các ngôi sao. Điều đáng chú ý là KMT-2020-BLG-0414 nằm trong một hệ sao khá đặc biệt, bao gồm cả một sao lùn nâu có khối lượng gấp 17 lần Sao Mộc. Trái Đất có thể sẽ gặp phải số phận tương tự hoặc trôi dạt xa hơn, trở thành một hành tinh lạnh giá. Tuy nhiên, tác giả chính Keming Zhang - nhà thiên văn học tại Đại học California San Diego, Mỹ đang xem xét khả năng di cư đến các mặt trăng băng giá như Europa và Enceladus, nơi có thể chứa đại dương dưới lớp băng và tiềm năng hỗ trợ sự sống trong tương lai. Mặc dù tương lai của nhân loại vẫn còn là một ẩn số nhưng việc nghiên cứu các hệ sao xa xôi như KMT-2020-BLG-0414 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của vũ trụ và chuẩn bị cho những thách thức có thể xảy ra trong tương lai.