Sống

Phát hiện ‘quái vật’ thiên văn cổ xưa nhất vũ trụ: Nặng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và già hơn Trái Đất 8 tỷ năm

Thùy Dung 07/01/2024 09:00

'Quái vật’ này được phát hiện và quan sát thông qua hệ thống kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới.

Theo Live Science, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật ra đời sau vụ nổ Big Bang 440 triệu năm. Đây là lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ từng được con người quan sát. Nó có khối lượng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và là lỗ đen trung tâm của thiên hà cổ đại GN-z11.

Lỗ đen này là đại diện cho những con "quái vật" gây bối rối cho giới thiên văn, tồn tại trong vũ trụ trẻ đang phát sáng trong 1 tỷ năm đầu tiên. Vũ trụ của chúng ta được tính toán khoảng 13,8 tỷ tuổi, đồng nghĩa với việc lỗ đen vừa được xác định đã hơn 13,3 tỷ tuổi, già hơn Trái Đất gần 8 tỷ tuổi.

Hình ảnh

Hình ảnh "quái vật" từng gây bối rối cho giới thiên văn

Điều khiến các chuyên gia tò mò là làm sao lỗ đen này có thể đạt kích thước khủng khiếp đến vậy chỉ vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về lỗ đen già nhất vũ trụ có thể giải mã bí ẩn về thuở sơ khai của vũ trụ.

"Chúng phải trải qua sự ra đời hoặc hình thành đặc biệt nào đó, với sự phát triển đặc biệt" - GS Roberto Maiolino từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Kích thước khổng lồ của lỗ đen mới được tìm thấy

Kích thước khổng lồ của lỗ đen mới được tìm thấy

TS Maiolino và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu ghi nhận từ Thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) và Camera cận hồng ngoại của James Webb, một kính viễn vọng đồng điều hành bởi NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu, Canada), để "gạn lọc" ra dấu hiệu của lỗ đen.

Do kính viễn vọng này có tầm quan sát rất lớn, chưa kể tận dụng các cụm thiên hà, thiên hà tiền cảnh làm "thấu kính hấp dẫn", nên có thể nhìn xa hàng tỷ năm ánh sáng, cũng là nhìn xuyên về quá khứ hàng tỷ năm trước và xác định các vật thể cổ đại.

Trước đây, người ta tin rằng lỗ đen được sinh ra bởi sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ, kích thước ban đầu khá nhỏ. Chúng không ngừng ngấu nghiến khí, bụi, các ngôi sao khác... thậm chí "ăn thịt" lẫn nhau để đạt được kích thước "quái vật".

Tuy nhiên, với thời gian vỏn vẹn vài triệu năm sau khi vũ trụ ra đời, lỗ đen siêu khối khó có thể kịp hình thành theo cách đó. Phát biểu của TS Maiolino ngụ ý các lỗ đen cổ đại có thể đã hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay.

Quá trình hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay

Quá trình hình thành và phát triển theo cách hoàn toàn khác các lỗ đen ngày nay

Hai lời giải thích khả dĩ nhất cho các con quái vật "trên trời rơi xuống" trong vũ trụ là chúng hình thành trực tiếp từ sự sụp đổ đột ngột của các đám mây khí khổng lồ, hoặc các điều kiện vũ trụ sơ khai đã khiến các lỗ đen và cụm sao hợp nhất một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng một số lỗ đen quái vậy thực sự đã ra đời trước cả vũ trụ.

>> Mỹ lập kế hoạch phóng các máy bay in 3D cực nhanh vào vũ trụ

Ấn Độ phóng thành công vệ tinh phân cực tia X vào vũ trụ để nghiên cứu hố đen

Trung Quốc hoàn tất xây dựng bệ phóng số 1 tại trung tâm phóng tàu vũ trụ thương mại đầu tiên

Đài thiên văn ở ‘hoang mạc tử thần’ bắt được gợn sóng lạ từ thế giới 12 tỷ năm tuổi

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-quai-vat-thien-van-co-xua-nhat-vu-tru-nang-gap-16-trieu-lan-mat-troi-va-gia-hon-trai-dat-8-ty-nam-d114285.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện ‘quái vật’ thiên văn cổ xưa nhất vũ trụ: Nặng gấp 1,6 triệu lần Mặt Trời và già hơn Trái Đất 8 tỷ năm
POWERED BY ONECMS & INTECH