Quốc tế

Phương Tây trước Modi 3.0: dè dặt hay vui mừng?

Liên Hà 04/06/2024 - 11:21

Giờ đây, khi Thủ tướng Ấn Độ đang trên lộ trình tiếp nối nhiệm kỳ thứ ba, các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy, Mỹ và châu Âu có thể giữ vững quan điểm rằng New Delhi sẽ tiếp tục là một người bạn kiên định.

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây coi Ấn Độ là đối trọng với Trung Quốc. Giờ đây, khi Thủ tướng Ấn Độ đang trên lộ trình giành nhiệm kỳ thứ ba, các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy, Mỹ và châu Âu có thể giữ vững quan điểm rằng New Delhi sẽ tiếp tục là một người bạn kiên định.

Tuy nhiên, cho dù hai bên không có nhiều sự chồng chéo về lợi ích, nhiều nhà quan sát cho rằng sự khác biệt trong giá trị sẽ giới hạn phạm vi phối hợp trong tương lai.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters

Trong nhiệm kỳ thứ hai, Thủ tướng Narendra Modi được hưởng lợi từ sự chào đón nồng nhiệt ở phương Tây. Tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trải thảm đỏ chào đón ông trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington.

Hai nhà lãnh đạo ca ngợi một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa hai nước và ký kết một loạt thỏa thuận quốc phòng và nhiều lĩnh vực khác, nhằm hỗ trợ New Delhi trở thành đối trọng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chọn ông Modi làm khách mời danh dự trong cuộc duyệt binh Ngày Bastille. Về nguyên tắc, hai nước đã đồng ý các thỏa thuận để Ấn Độ mua máy bay phản lực và tàu ngầm do Pháp sản xuất, mặc dù các thỏa thuận này vẫn đang trong quá trình đàm phán. Ông Modi cũng chào đón ông Macron với tư cách là khách mời chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ vào tháng 1.

Các chính phủ phương Tây đã thúc đẩy Ấn Độ trở thành nhà cung cấp hàng hóa sản xuất thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã mô tả đất nước này là điểm đến “kết nối bạn bè”, một kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng với các quốc gia thân thiện.

Trong khi đó, Mỹ, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác vào tháng 9 năm ngoái đã công bố một “hành lang” đường sắt, cảng, năng lượng và truyền thông trị giá hàng tỷ USD để nối Ấn Độ với châu Âu qua Trung Đông.

Tuy nhiên, mối quan hệ không hoàn toàn thân thiện. Chính phủ Mỹ lo ngại rằng chính phủ của ông Modi đang đàn áp giới truyền thông độc lập và các chính trị gia đối lập. Chính phủ Ấn Độ đã khẳng định rằng cáo buộc đó "không đúng chỗ", "thành kiến ​​sâu sắc" và "không chính đáng".

Bất chấp những lo ngại này, lợi ích của phương Tây là hợp tác với Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc gây sức ép. Ấn Độ lo ngại rằng Trung Quốc có thể tấn công phần lãnh thổ gần biên giới đất liền rộng lớn mà hai nước chia sẻ trên dãy Himalaya.

New Delhi sẽ không mạo hiểm với cơn thịnh nộ của Bắc Kinh bằng cách tham gia bất kỳ chiến dịch nào đối diện trực tiếp trước Trung Quốc ở Đông Á.

Mỹ và các đồng minh cũng không có khả năng can dự nhiều trước khả năng Trung Quốc tấn công Ấn Độ - dù có thể cung cấp cho gã khổng lồ Nam Á những thông tin tình báo hữu ích hay bán thiết bị quân sự. Các chính phủ phương Tây cũng có thể giúp Ấn Độ thoát khỏi sự phụ thuộc vào vũ khí từ Nga, nhà cung cấp vũ khí truyền thống chính của nước này.

Giờ đây, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tăng cường liên minh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây có thể là cơ hội khiến ông Modi hạ cấp liên minh với nhà lãnh đạo Nga. Nhưng New Delhi sẽ không cắt đứt quan hệ với Moscow, nhất là vì Ấn Độ đang tận dụng được lợi ích khi tăng cường nhập khẩu dầu thô của Nga với giá chiết khấu và sau đó tái xuất khẩu các sản phẩm đã lọc.

Do đó, phương Tây cũng cần thận trọng trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự tinh vi cho Ấn Độ và chuyển giao công nghệ cho phép New Delhi tự phát triển các hệ thống tiên tiến.

Các chính phủ và doanh nghiệp phương Tây đang mong muốn xây dựng các trung tâm sản xuất thay thế để giảm phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng khó có thể kỳ vọng đợi Ấn Độ sẽ lấp đầy phần lớn khoảng trống. Theo IMF, mặc dù Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước lớn khác và sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, nhưng điều đó không khiến nước này trở thành một "Trung Quốc mới".

Sản lượng kinh tế 3,6 nghìn tỷ USD của Ấn Độ vào năm ngoái chỉ tương đương 20% ​​của Trung Quốc. Hơn nữa, sức mạnh của Ấn Độ nằm ở lĩnh vực dịch vụ hơn là sản xuất. Chủ nghĩa bảo hộ kéo dài hàng thập kỷ đồng có nghĩa là Ấn Độ không xuất khẩu nhiều.

Bất chấp tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo OECD, năm ngoái, nước này đã huy động được 28 tỷ USD, mở ra vị thế mới, xếp sau Brazil và Mexico và gần ngang bằng với Thụy Điển.

Về mặt lý thuyết, có những lĩnh vực khác mà phương Tây và Ấn Độ có thể hợp tác – đặc biệt là về biến đổi khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh.

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

Vượt Ấn Độ, Malaysia, 2 thành phố Việt Nam đứng đầu top điểm đến tốt nhất cho người làm việc từ xa

Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam chuẩn bị di dời loạt nhà máy, nhường chỗ cho dự án đô thị để vươn tầm quốc tế

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/phuong-tay-truoc-modi-3-0-de-dat-hay-vui-mung.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phương Tây trước Modi 3.0: dè dặt hay vui mừng?
POWERED BY ONECMS & INTECH