Nhịp sống

'Quái kiệt AI' gốc Việt của tập đoàn Google: ‘Việt Nam nên xây dựng một trường đại học tầm cỡ châu Á về trí tuệ nhân tạo’

Thùy Dung 23/08/2024 08:20

Ngoài ra, ông cũng đề xuất thành lập một hội đồng cố vấn cấp cao về chip và trí tuệ nhân tạo.

Sáng ngày 22/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao chủ trì và phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương cùng địa phương tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức, Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài được tích hợp trong khuôn khổ hội nghị.

Diễn ra từ ngày 22-24/8 với chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước," hội nghị năm nay thu hút khoảng 400 kiều bào đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện này, được tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, không chỉ là dịp để kiều bào đóng góp ý kiến về phát triển xanh và bền vững cho đất nước, mà còn mở rộng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo.

Sự kiện thu hút khoảng 400 nghìn kiểu bào tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Dân trí

Sự kiện thu hút khoảng 400 nghìn kiểu bào tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Dân trí

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, kiều bào tại Philippines và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể nhờ vào các chính sách cải cách mới, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, kinh tế, giáo dục và khoa học công nghệ. Ông khẳng định rằng những thay đổi này không chỉ thu hút dòng vốn đầu tư, mà còn khơi gợi tinh thần sáng tạo, tri thức và kinh nghiệm từ cộng đồng người Việt Nam ở khắp năm châu trở về góp sức xây dựng quê hương.

Liên quan đến chiến lược phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực, ông đề xuất cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các dự án hạ tầng dữ liệu quốc gia, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), ngành công nghiệp bán dẫn, cũng như việc thúc đẩy chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các vườn ươm công nghệ và các chính sách đặc biệt nhằm khuyến khích kiều bào tham gia phát triển du lịch và đầu tư bán lẻ du lịch.

Tiến sĩ Lê Viết Quốc, một chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo của tập đoàn Google, đã khuyến nghị Việt Nam nên đẩy mạnh phát triển các ứng dụng AI và đặt ra những mục tiêu quốc gia đầy tham vọng. Ông nhấn mạnh rằng trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra sự đột phá trong nhiều lĩnh vực quan trọng như y tế công cộng, giao thông, và nhiều lĩnh vực khác.

"Trí tuệ nhân tạo đang mở ra một cơ hội vàng cho Việt Nam. Trong khi nhiều quốc gia khác vẫn còn bám vào các công việc truyền thống, Việt Nam có thể dẫn đầu, đón nhận và phát triển cùng với AI," ông Quốc chia sẻ với TTXVN.

Ông cho rằng việc đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục về trí tuệ nhân tạo, đặc biệt ở cấp đại học, là điều cần thiết. Tiến sĩ Lê Viết Quốc đề xuất : ‘Việt Nam nên xây dựng một trường đại học hàng đầu châu Á chuyên về trí tuệ nhân tạo, với các chương trình đào tạo chuyên sâu từ những năm đầu tiên.

"Quái kiệt AI" gốc Việt của tập đoàn Google - Ts. Lê Viết Quốc hiến kế chiến lược phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực. Ảnh: Internet

Chúng ta cần không chỉ đầu tư vào con người mà còn phải tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp chính là chìa khóa để phát huy tối đa tiềm năng này”.

Ngoài ra, ông cũng đề xuất thành lập một hội đồng cố vấn cấp cao về chip và trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh các lĩnh vực này phát triển nhanh chóng, hội đồng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách chính xác và kịp thời, giúp Việt Nam không ngừng tiến bước trong cuộc cách mạng công nghệ.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt bày tỏ kỳ vọng mạnh mẽ về việc đội ngũ trí thức và chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước. Ông đề nghị các trí thức và chuyên gia Việt kiều hãy đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ông Huỳnh Thành Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dẫn dắt và kết nối, nhằm đưa khoa học và công nghệ trong nước hòa nhập sâu rộng với khoa học và công nghệ toàn cầu. Ông mong muốn cộng đồng kiều bào chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia phát triển, hỗ trợ thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời tham mưu cho công tác quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng cho rằng hội nghị này là diễn đàn quan trọng, tạo cơ hội cho sự trao đổi chuyên sâu giữa kiều bào và trong nước về các vấn đề chiến lược trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cũng như các nội dung liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

>> 'Quái kiệt' AI Lê Viết Quốc: 'Nhiều câu hỏi chúng ta không giải được nhưng AI có thể'

Bài toán khó nhất thế giới đi vào kỷ lục Guinness, suốt 300 năm không ai giải được

'Đại tiểu thư' kín tiếng, được bầu Đức 'giấu kỹ hơn vàng': Tài sản hàng trăm tỷ đồng, không để ai biết mình là con đại gia

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quai-kiet-ai-goc-viet-cua-tap-doan-google-viet-nam-nen-xay-dung-mot-truong-dai-hoc-tam-co-chau-a-ve-tri-tue-nhan-tao-d131214.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Quái kiệt AI' gốc Việt của tập đoàn Google: ‘Việt Nam nên xây dựng một trường đại học tầm cỡ châu Á về trí tuệ nhân tạo’
    POWERED BY ONECMS & INTECH