Quần đảo ngoài khơi biển Đông có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, nhiều đảo đá nhất Việt Nam

18-03-2024 15:00|Nhật Linh

Đây là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi biển Ðông là Hoàng Sa và Trường Sa. Ðây là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Hoàng Sa - Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất. Đây cũng là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ cũng như bản đồ hiện đại của Việt Nam và quốc tế.

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.

Hoàng Sa -Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất

Hoàng Sa -Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất

Từ nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã tổ chức “đội Hoàng Sa” (lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (với khoảng thời gian từ sáu đến tám tháng mỗi năm) để thu lượm hàng hóa trôi dạt trên biển, đánh bắt hải sản quý hiếm; đồng thời, đo vẽ sơ đồ, hải trình, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo.

Cũng với nhiệm vụ này, cho đến thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã tổ chức thêm “đội Bắc Hải” (lấy người thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận) để tiến ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thực hiện các hành động chủ quyền tại đây. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, địa danh quần đảo Hoàng Sa liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Ðiều đó chứng tỏ ngay từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là lãnh thổ vô chủ và có thể nói là quốc gia duy nhất thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo san hô nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây, quần đảo này thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa,...

Trong quần đảo Hoàng Sa, đảo Linh Côn nằm ở ngoài cùng về phía đông và đảo Tri Tôn nằm ngoài cùng về phía nam. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo khoảng 10km2. Ngoài các đảo, còn có những cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi. Có cồn dài tới 30km, rộng 10km như cồn Cát Vàng.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Quần đảo Hoàng Sa không có mùa đông lạnh giá, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 23 độ C, cao nhất trong tháng 7 là 28 độ C. Thời tiết có thể chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.170mm. Từ tháng 6 đến tháng 8, bão thường xuyên đi qua quần đảo này.

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um tùm, nhưng có đảo chỉ có các bụi cây nhỏ và cỏ dại. Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam.

Dưới thời nhà Nguyễn, các vua đã ra lệnh đem nhiều loại cây ra trồng trên các đảo để thuyền bè qua lại dễ nhận, tránh khỏi tai nạn. Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị phong hóa. Qua khảo sát của các nhà địa chất Pháp, ước tính trữ lượng khoảng gần 10 triệu tấn. Đây là nguồn phân bón có giá trị lớn.

Hải sản ở Hoàng Sa có nhiều loài quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi,... và một loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế.

Quần đảo Trường Sa

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5m. Lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6km2, sau đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang,... Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài.

Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa nhìn từ phía cầu cảng

Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa nhìn từ phía cầu cảng

Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày từ 5 đến 10cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa, đảo Song Tử Đông. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại.

Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, có nhiều loại cá tập trung với mật độ cao, đặc biệt có vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao.

Khí hậu, thời tiết ở vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt lớn với các vùng ven bờ. Mùa hè mát hơn và mùa đông ấm hơn. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền.

Hàng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, phân phối không đồng đều trong các tháng. Có thể chia ra làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2.500mm. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biến, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.

Hiếm có nơi nào trên vùng biển Việt Nam có được môi trường và khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan tự nhiên còn nguyên sơ như ở quần đảo Trường Sa

Hiếm có nơi nào trên vùng biển Việt Nam có được môi trường và khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan tự nhiên còn nguyên sơ như ở quần đảo Trường Sa

Khu vực quần đảo Trường Sa vẫn quanh năm nắng, gió, bão bùng rất khắc nghiệt, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của quân và dân, diện mạo của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã đổi thay từng ngày. Hiếm có nơi nào trên vùng biển Việt Nam có được môi trường và khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan tự nhiên còn nguyên sơ như ở quần đảo Trường Sa.

Trong những năm qua, nhiều đoàn đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân trên cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã đến thăm và động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa, cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước. Cuộc sống sinh hoạt, môi trường sống của các cán bộ, chiến sĩ, người dân trên các đảo, nhà giàn đã có nhiều thay đổi tích cực, đầy đủ hơn, rút ngắn khoảng cách và gần gũi hơn với đất liền.

>> Quần đảo rộng 450ha ở miền Trung cảnh đẹp như phim, chim biển bay đầy trời, là đảo lớn duy nhất có rừng và động vật hoang dã cư trú

Quần đảo rộng 104km2 sở hữu 30 hòn đảo lớn nhỏ, hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Ngôi chùa Sinh Tồn rộng 500m2 nằm trên quần đảo xa bờ nhất Việt Nam, nhiều chi tiết đều được in Quốc huy của đất nước

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quan-dao-ngoai-khoi-bien-dong-co-khong-gian-lon-nhat-dai-nhat-rong-nhat-nhieu-dao-da-nhat-viet-nam-d118310.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quần đảo ngoài khơi biển Đông có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, nhiều đảo đá nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH