Bất động sản

Sân bay lớn bậc nhất khu vực Tây Nguyên xây từ thời Pháp thuộc sắp được 'lên đời'

Hải Đăng 22/05/2025 10:00

Theo quy hoạch, sân bay này sẽ được sử dụng chung cho hoạt động hàng không dân dụng và quân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng Tây Nguyên và trung tâm kinh tế của cả nước.

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã có tờ trình gửi Bộ Xây dựng hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Hồ sơ quy hoạch cho thấy, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là sân bay nội địa, sử dụng chung cho hoạt động hàng không dân dụng và quân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế của cả nước.

>> Dinh thự 3.500 tỷ bề thế như hoàng cung thu nhỏ sắp bị phá dỡ: Xây dựng suốt 12 năm với quy mô hàng chục ha

Sân bay lớn bậc nhất khu vực Tây Nguyên xây từ thời Pháp thuộc sắp được 'lên đời'- Ảnh 1.
Một góc TP . Buôn Ma Thuột. Ảnh: TTXVN

Trong giai đoạn 2021-2030, sân bay này sẽ được quy hoạch đủ năng lực để khai thác các loại tàu bay như Airbus A320, A321 và tương đương trở xuống và có 19 vị trí đỗ tàu bay; đầu tư gồm nâng cấp đường băng hiện hữu đạt kích thước 3.000mx45m, bổ sung hệ thống đường lăn song song.

Trong giai đoạn hiện tại, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột tiếp tục sử dụng Nhà ga T1 hiện hữu, cải tạo để có thể đạt công suất 2 triệu hành khách/năm.

Sân bay lớn bậc nhất khu vực Tây Nguyên xây từ thời Pháp thuộc sắp được 'lên đời'- Ảnh 2.
Sân bay Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp theo quy hoạch. Ảnh: Internet

Nhà ga T2 sẽ được quy hoạch xây dựng với công suất khai thác khoảng 3 triệu hành khách/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp để khai thác 27 vị trí đỗ tàu bay, đón khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm.

Trong giai đoạn này sẽ triển khai xây dựng đường cất hạ cánh số 2 dài 2.400m, rộng 45m; mở rộng sân đỗ và đường lăn, Nhà ga T2 cũng được định hướng mở rộng, nâng công suất lên 5 triệu khách/năm.

Sân bay lớn bậc nhất khu vực Tây Nguyên xây từ thời Pháp thuộc sắp được 'lên đời'- Ảnh 3.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp để khai thác 27 vị trí đỗ tàu bay, đón khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm. Ảnh: Internet

Theo dự kiến, tổng diện tích đất quy hoạch để sử dụng cho cả giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là hơn 518ha và 111ha là khu an ninh, quốc phòng.

Dựa trên quy hoạch dự kiến, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Xây dựng sớm tổ chức thẩm định và phê duyệt, đồng thời đề nghị Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk cập nhật phương án quy hoạch sân bay vào các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch giao thông của tỉnh.

Sân bay Buôn Ma Thuột được xây dựng vào năm 1950 bởi chính quyền thực dân Pháp, ban đầu phục vụ mục đích quân sự. Sau năm 1975, sân bay được chuyển đổi sang phục vụ hàng không dân dụng và chính thức mở lại các đường bay vào ngày 10/3/1977. Đây là một trong những sân bay lớn bậc nhất khu vực vùng Tây Nguyên.

Hiện nay, sân bay có một đường băng dài 3.000m, rộng 45m, đáp ứng khai thác các loại máy bay thân hẹp như Airbus A320, A321 và Boeing 737.

Nhà ga hành khách hiện tại (T1) có công suất phục vụ khoảng 2 triệu hành khách mỗi năm.

Đây là sân bay đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và khu vực lân cận.

>> Chỉ 2 tháng nữa, dự án mở rộng hầm đường bộ xuyên núi 20 năm tuổi của Việt Nam đạt dấu mốc quan trọng

Đô thị đặc biệt của Việt Nam điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của 4 quận nội thành, sắp có thêm trường học, trung tâm thương mại, khách sạn

Đất bỏ hoang chục năm không xây nhà để chờ giá tăng, luật này ra đời sẽ chặn đứng nạn đầu cơ

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/san-bay-lon-bac-nhat-khu-vuc-tay-nguyen-xay-tu-thoi-phap-thuoc-sap-duoc-len-doi-202250522092609612.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Sân bay lớn bậc nhất khu vực Tây Nguyên xây từ thời Pháp thuộc sắp được 'lên đời'
    POWERED BY ONECMS & INTECH