Sân bay 'nguy hiểm nhất thế giới': Bao quanh là núi dốc đứng, phi công gần như không nhìn thấy đường bay khi hạ cánh

22-03-2024 10:00|Thạch Thảo

Sân bay Quốc tế Paro nổi tiếng trên toàn cầu vì cách tiếp cận cực kỳ khó khăn, do xung quanh là những ngọn núi nguy hiểm.

Sân bay quốc tế Paro nằm cách thủ đô Thimphu (Bhutan) khoảng 54km, nằm trong một thung lũng sâu bên bờ sông Paro Chhu, phía Tây của Bhutan.

Sân bay 'nguy hiểm nhất thế giới': Bao quanh là núi dốc đứng, phi công gần như không nhìn thấy đường bay khi hạ cánh, chỉ 24 người đủ giỏi để được cấp
Sân bay Quốc tế Paro luôn nằm trong top những sân bay nguy hiểm nhất

Đường băng nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi cao của dãy Himalaya, một số ngọn núi cao tới hơn 5.400m. Bản thân điều này đã ảnh hưởng và hạn chế khả năng hoạt động của máy bay. Các phi công cũng nói rằng đường băng chỉ thực sự được nhìn thấy trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi hạ cánh.

Theo các phi công giàu kinh nghiệm, họ chỉ thực sự nhìn thấy đường băng trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi thực hiện hạ cánh. Điều này cũng đồng nghĩa, để có thể điều khiển máy bay hạ cánh an toàn ở sân bay này, các phi công phải trải qua quá trình huấn luyện cực kì đặc biệt.

Để có thể thực hiện hạ cánh, phi công phải điều khiển máy bay thực hiện nhiều vòng rẽ quanh những ngọn núi, vừa phải hạ độ cao vừa đủ để đảm bảo an toàn cho máy bay. Do địa hình khá đặc thù, gió mạnh thổi thường xuyên khiến máy bay chao đảo khi tiếp cận gần.

Sân bay 'nguy hiểm nhất thế giới': Bao quanh là núi dốc đứng, phi công gần như không nhìn thấy đường bay khi hạ cánh, chỉ 24 người đủ giỏi để được cấp
Chỉ có 24 phi công được phép hạ cánh ở sân bay Paro

Đường băng hoàn toàn khuất tầm mắt của phi công trước khi họ điều khiển máy bay chếch được một góc 45 độ qua những rặng núi, rồi nhanh chóng hạ độ cao để đáp xuống.

Vì lý do này, nơi đây được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ có 24 phi công được phép hạ cánh ở đó.

Các phi công được phép hạ cánh tại sân bay Bhutan phải điều khiển máy bay qua thung lũng Himalaya. Điều đó có nghĩa là máy bay phải hoàn thành 15 thao tác khắt khe để hạ cánh an toàn.

Cũng vì địa hình đặc thù, các chuyến bay đến sân bay Paro chỉ có thể đến hoặc đi trong điều kiện thời tiết tốt, các hoạt động bay chỉ được thực hiện vào ban ngày. Thêm vào đó, đường băng ở sân bay Paro khá ngắn đối với máy bay thương mại, đòi hỏi phi công phải dày dặn kinh nghiệm để xử lí.

Sân bay 'nguy hiểm nhất thế giới': Bao quanh là núi dốc đứng, phi công gần như không nhìn thấy đường bay khi hạ cánh, chỉ 24 người đủ giỏi để được cấp
Đường bay của Sân bay Paro chỉ dài 2.265 mét

Tệ hơn nữa, đường bay của Sân bay Paro chỉ dài 2.265m, thực sự ngắn đối với máy bay thương mại. Đó là lý do việc kiểm soát chính xác tốc độ bay và điểm chạm đất là rất quan trọng. Việc nhận thức về địa hình cũng rất quan trọng nếu phi công cần nhanh chóng ứng phó với bất kỳ sai lệch nào để đảm bảo vượt qua chướng ngại vật một cách an toàn.

Việc trang bị radar tại các sân bay là một trong những yếu tố cần thiết để chỉ đường cho máy bay đến sân bay. Những thiết bị này cho biết vị trí và khoảng cách của máy bay so với đường băng, cũng như giúp phi công có thể điều chỉnh độ cao để có thể hạ cánh an toàn. Nhờ các thiết bị này hỗ trợ, mà phi công có thể điều khiển máy bay an toàn vào ban đêm, hay khi tầm nhìn bị hạn chế hoặc bị nhiễu động không khí.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, sân bay Paro lại không có loại thiết bị radar hỗ trợ này, cũng đồng nghĩa khi hạ cánh tại sân bay này, phi công phải dựa vào quan sát trực quan, các điểm mốc được xác định sẵn trên mặt đất để phi công có thể nhận diện, tính toán được vị trí của máy bay so với sân bay.

Vì các lí do trên, sân bay Paro được mệnh danh là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, và chỉ những phi công hoàn thành được quá trình huấn luyện nghiêm khắc, đủ tiêu chuẩn mới được cấp phép điều khiển máy bay ra vào sân bay này.

>> Thành phố đông dân nhất thế giới sắp có sân bay tỷ đô do tỷ phú giàu nhất châu Á xây dựng

Giải mã nguyên nhân giá đất khu vực siêu sân bay lớn nhất Việt Nam 'cắt lỗ' tới 30%, các dự án 'lạnh ngắt' bóng người

Thành phố đông dân nhất thế giới sắp có sân bay tỷ đô do tỷ phú giàu nhất châu Á xây dựng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/san-bay-nguy-hiem-nhat-the-gioi-bao-quanh-la-nui-doc-dung-phi-cong-gan-nhu-khong-nhin-thay-duong-bay-khi-ha-canh-chi-24-nguoi-du-gioi-de-duoc-cap-phep-227262.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sân bay 'nguy hiểm nhất thế giới': Bao quanh là núi dốc đứng, phi công gần như không nhìn thấy đường bay khi hạ cánh
    POWERED BY ONECMS & INTECH