Sắp có cầu cạn cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long?

30-06-2023 03:22|Phương Uyên

Phương án xây dựng cầu cạn cao tốc có lợi ích lâu dài và rất phù hợp với khu vực có nền đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long.

Để giải quyết khó khăn trong việc xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, một số chuyên gia có đề xuất giải pháp xây dựng cầu cạn để phát triển bền vững hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại khu vực có nền đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu tới năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000km cao tốc. Trong đó, chiều dài các tuyến đường cao tốc được triển khai và hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 là 1.932km, cao gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2015 – 2020.

Sắp có cầu cạn cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp rất nhiều khó khăn về vật liệu đắp nền và nguy cơ chậm tiến độ, từ đó tăng tổng mức đầu tư, cần có giải pháp đánh giá tính khả thi và bền vững.

Nhìn chung các dự án xây dựng đường cao tốc cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn vật liệu đắp nền và diễn biến khó lường của thị trường vật liệu xây dựng. Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho biết, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2022 – 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền. Với việc sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long...) sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Trước thực tế này, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu sử dụng cát biển thay thế cát tự nhiên dùng cho vật liệu đắp nền đường. Giải pháp này được đánh giá là có triển vọng, nhưng chỉ đang triển khai ở giai đoạn thí điểm và chưa thể áp dụng rộng rãi, ổn định.

Trong hoàn cảnh này, một số chuyên gia có đề xuất giải pháp kết hợp xây dựng cầu cạn cao tốc kết hợp với các đoạn cao tốc chạy trên mặt đất. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với khu vực có nền đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình chia cắt như Đông Bắc, Tây Bắc hay khu vực có nhiều mưa lũ như miền Trung.

Sắp có cầu cạn cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long?

So với phương án đắp nền, phương án xây dựng cầu cạn sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội như không chia cắt các khu vực sản xuất nông nghiệp, giảm đáng kể diện tích chiếm dụng mặt bằng, không bị ảnh hưởng tiến độ xây dựng do thiếu vật liệu đắp nền, kiểm soát được giá thành xây dựng… Đặc biệt, phương án xây dựng cầu cạn cao tốc sẽ không chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ lụt và nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài khu công nghiệp Sông Lô II 1.500 tỷ đồng vừa khởi công, Vĩnh Phúc có gì?

Không giao gói thầu mới cho các chủ đầu tư chậm tiến độ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sap-co-cau-can-cao-toc-o-dong-bang-song-cuu-long-189952.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sắp có cầu cạn cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long?
POWERED BY ONECMS & INTECH