Siêu cường châu Á khởi công đập thủy điện 'đá đổ' cao nhất thế giới: Nằm ở độ cao 2.709m, dự kiến tạo ra 9 tỷ kWh điện, ‘ngốn’ hơn 100 nghìn tỷ đồng

27-03-2024 14:38|Quỳnh Vân

Công trình này là một phần của dự án lớn về nhà máy thủy điện Lawa, được ưu tiên trong "Kế hoạch 5 năm lần thứ 12" và "Kế hoạch 5 năm lần thứ 13" của Trung Quốc.

Vào tháng 6/2023, các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ (mặt bê tông) cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở phía Tây Nam Trung Quốc.

Theo CGTN, đập đá đổ mặt bê tông nằm ở độ cao 2.709m so với mực nước biển. Với chiều cao tối đa của đập là 239m, đây trở thành con đập cao nhất thế giới thuộc loại này.

Được biết tổng khối lượng bê tông cần đổ là 15 triệu m3.

Siêu cường châu Á khởi công đập thủy điện 'đá đổ' cao nhất thế giới: Nằm ở độ cao 2.709m, dự kiến tạo ra 9 tỷ kWh điện, ‘ngốn’ hơn 100 nghìn tỷ đồng
Công trường xây dựng đập đổ đá mặt bê tông cao nhất thế giới của Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Khi chính thức đi vào hoạt động, con đập dự kiến sẽ tạo ra khoảng 9 tỷ kWh điện, tiết kiệm được 2,82 triệu tấn than và giúp giảm 6,85 triệu tấn CO2 phát thải/năm.

Cách đây vài năm, đơn vị phụ trách từng ước tính chi phí để xây dựng con đập vào khoảng 30,97 tỷ NDT (tương đương hơn 100 nghìn tỷ đồng).

Power Technology cho biết, đập đá đổ mặt bê tông này thuộc dự án thủy điện Lawa, đang được phát triển bởi China Huadian, Huadian International Power và Tibet Development Investment Group.

Các công ty lần lượt sở hữu 48%, 12%, 20% của dự án. Nhà máy thủy điện có công suất lắp đặt 2 triệu kW nằm ở thượng nguồn sông Jinsha, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Siêu cường châu Á khởi công đập thủy điện 'đá đổ' cao nhất thế giới: Nằm ở độ cao 2.709m, dự kiến tạo ra 9 tỷ kWh điện, ‘ngốn’ hơn 100 nghìn tỷ đồng
Dự án dự kiến chính thức vận hành thương mại vào năm 2031. Ảnh: CGTN

Dung tích hồ chứa thủy điện theo quy hoạch là 2.467 triệu m3. Dự án bao gồm 4 tổ máy, mỗi tổ có công suất 500MW và 4 máy phát điện sẽ được lắp đặt.

Nhà máy thủy điện Lawa là một dự án lớn được ưu tiên trong "Kế hoạch 5 năm lần thứ 12" và "Kế hoạch 5 năm lần thứ 13" của Trung Quốc. Quá trình chuẩn bị để xây dựng nhà máy này đã được lên kế hoạch từ năm 2017 và đến năm 2019, dự án chính thức được phê duyệt.

Ban đầu, công trình dự kiến được khởi công xây dựng từ năm 2027, sau đó đi vào vận hành thương mại trong năm 2031. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái, con đập 239m đã được đổ bê tông lần đầu tiên.

>> Láng giềng Việt Nam gây ‘choáng’ với nhà máy quang-thủy điện lớn nhất thế giới: Nằm ở độ cao gần 5.000m, diện tích tương đương 2.000 sân bóng đá

Không cần nhân công, quốc gia châu Á 'in 3D' siêu đập thủy điện cao 180m bằng loại công nghệ đặc biệt mà Mỹ từng nhiều lần 'dòm ngó'

Láng giềng Việt Nam xây siêu đập thủy điện 'lớn nhất lịch sử nhân loại': Lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp, cung cấp 300 tỷ kWh điện/năm

Siêu cường châu Á xây 'đại dự án' năng lượng sạch lớn nhất hành tinh: Diện tích gấp 5 lần Thủ đô Paris, cung cấp điện cho 16 triệu ngôi nhà

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-cuong-chau-a-khoi-cong-dap-thuy-dien-da-do-cao-nhat-the-gioi-nam-o-do-cao-2709m-du-kien-tao-ra-9-ty-kwh-dien-ngon-hon-100-nghin-ty-dong-227998.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Siêu cường châu Á khởi công đập thủy điện 'đá đổ' cao nhất thế giới: Nằm ở độ cao 2.709m, dự kiến tạo ra 9 tỷ kWh điện, ‘ngốn’ hơn 100 nghìn tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH