Siêu cường lung lay: Gần '100 triệu người' có thể sắp ‘quật ngã’ nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á

08-05-2024 10:20|Bạch Linh

Đây là một vấn đề “đáng báo động” trong xã hội Trung Quốc khi ước tính có khoảng 54 triệu người tại quốc gia này bị trầm cảm và 41 triệu người mắc chứng rối loạn lo âu.

Nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần tăng cao

Trong những năm qua, cố vấn tâm lý Huang Jing đã chứng kiến công việc kinh doanh của mình ngày càng phát triển. Đối với các ngành nghề khác, đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng nhu cầu cao hơn về các dịch vụ sức khỏe tâm thần lại kéo theo những hệ lụy khác đáng lo ngại hơn.

Tháng 2/2022, Huang đã thành lập Better Family - công ty tư vấn tâm lý đầu tiên tại Thượng Hải. Công việc kinh doanh phục hồi nhanh chóng khi lệnh phong toả vì đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ vào tháng 6. Ba tháng sau, hoạt động kinh doanh của Huang dần ổn định. 6 tháng sau, bà đã mở thêm hai văn phòng nữa tại Thượng Hải. Hiện tại, bà đã mở rộng kinh doanh tại Hàng Châu, điều hành ba văn phòng tại Trung tâm Công nghệ đồng bằng sông Dương Tử.

Sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở tư vấn tâm lý như của Huang, mặc dù có thể sinh lời nhưng cũng đã phần nào phản ánh thực trạng đáng lo ngại của một bộ phận người dân Trung Quốc. Đó là tình trạng lo âu và trầm cảm. Điều đáng chú ý, chúng đang đè nặng lên cả tầng lớp trung lưu - vốn được nhiều người đánh giá là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của Trung Quốc.

“Mọi người luôn thắc mắc tại sao nền kinh tế Trung Quốc lại chững lai. Chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong thị trường bất động sản, sự vỡ mộng của giới trẻ và đặc biệt là hàng núi áp lực từ các bậc cha mẹ: kiếm tiền, tiết kiệm tiền, các tiêu chuẩn giáo dục cứng nhắc và những quan điểm mờ mịt về tương lai của con cái họ”, bà Huang cho biết.

Siêu cường lung lay: Gần '100 triệu người' có thể sắp ‘quật ngã’ nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 54 triệu người ở Trung Quốc bị trầm cảm và 41 triệu người mắc chứng rối loạn lo âu

Tình trạng “báo động” của người dân Trung Quốc

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 54 triệu người ở Trung Quốc bị trầm cảm và 41 triệu người mắc chứng rối loạn lo âu. Trong những năm gần đây, các cơ quan y tế cũng đã nỗ lực giải quyết thực trạng này.

Những hiện tượng này đã và đang thúc đẩy mọi người tìm kiếm liệu pháp tâm lý nhiều hơn. Theo dữ liệu từ Qcc.com, nhà cung cấp thông tin tín dụng doanh nghiệp, số lượng cơ sở tư vấn tăng gấp 10 lần từ năm 2011 đến năm 2020. Con số này tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 30.700.

Huang cho biết trung tâm của bà tính phí khách hàng khoảng 600 nhân dân tệ/giờ (hơn 2,1 triệu đồng/giờ) hoặc thậm chí là cao hơn. Bà nói giải quyết căng thẳng tâm lý là nhu cầu trước mắt của khách hàng. Khách hàng của bà chủ yếu đến từ những gia đình gặp khó khăn trong hôn nhân và các vấn đề trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái.

Siêu cường lung lay: Gần '100 triệu người' có thể sắp ‘quật ngã’ nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á
Khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế có thể là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tư vấn tâm lý

Theo vị chuyên gia này, khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế có thể là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tư vấn tâm lý. “Cha mẹ của nhiều thanh thiếu niên phản đối gay gắt ý tưởng con cái có thể không phát huy hết tiềm năng ở trường hoặc không tìm được một công việc lý tưởng”, Huang giải thích.

Những người trong ngành và các học giả cho biết 2 năm tới có thể là thời kỳ đỉnh cao của tình trạng lo âu trong các gia đình Trung Quốc, với sự bi quan chưa từng thấy về sự nghiệp và thu nhập trong nền kinh tế gập ghềnh sau đại dịch.

Theo báo cáo về sức khỏe tâm thần dựa trên kết quả khảo sát 40.000 người - lo lắng, cảm giác vô định và trầm cảm là những vấn đề tâm lý được báo cáo phổ biến nhất ở Trung Quốc vào năm ngoái.

Lu Fang, dịch giả cấp cao 40 tuổi, sống ở Quảng Châu, đang phải đối mặt với căng thẳng vì lo sợ bị sa thải và thua lỗ trong các khoản đầu tư. Một đòn giáng mạnh hơn nữa vào sức khỏe tinh thần của cô đó là áp lực tiền bạc. Lu cho biết 300.000 USD mà cô đã tiết kiệm để hỗ trợ con gái 12 tuổi đi du học dường như không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cao ở Mỹ hoặc châu Âu.

Nỗi lo lắng này gần như khiến cô suy sụp và buộc Lu phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia vào tháng 2. Cô đã mua một gói gồm 8 buổi tư vấn trực tiếp kéo dài 1 giờ với giá 850 nhân dân tệ/buổi (hơn 3 triệu/buổi).

Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, sự phục hồi kinh tế thất thường sau đại dịch, triển vọng việc làm không ổn định, cùng với chi phí chăm sóc y tế và giáo dục cao hơn – đã làm gia tăng áp lực tinh thần và cảm giác bất lực trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc.

Shen Jiake, một nhà văn viết tiểu thuyết ở Hồ Bắc, cũng đã nghe độc ​​giả khắp cả nước nói rằng “lo lắng” là một vấn đề phổ biến - xu hướng mà ông cho là biểu hiện của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong toàn xã hội.

Shen nói: “Trung Quốc đã phát triển quá nhanh trong 40 năm qua, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong lối sống nhưng cũng làm gia tăng nhiều lo lắng”.

Ngoài ra, ông cho rằng sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần là do “lời nguyền tuổi 35” - một quan điểm rằng những người này đã quá lớn tuổi để nhận được những cơ hội việc làm mới, đồng thời số lượng phụ nữ trẻ chọn không kết hôn cũng đang ngày càng nhiều - dẫn đến tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng.

Siêu cường lung lay: Gần '100 triệu người' có thể sắp ‘quật ngã’ nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên Trung Quốc (nhóm tuổi 16-24)

Sách xanh về sức khỏe tâm thần Trung Quốc năm 2023 xác định tỷ lệ phát hiện trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông là 40%, 30% đối với học sinh trung học cơ sở và 10% đối với học sinh tiểu học. Từ năm 2010 đến 2021, tỷ lệ tự tử ở trẻ em 5-14 tuổi ở Trung Quốc tăng trung bình hàng năm gần 10%.

Shen dự kiến ​​​​sẽ có sự tăng trưởng đáng kể cho các dịch vụ tư vấn tâm lý trong tương lai, khi ngày càng có nhiều cá nhân cởi mở hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia.

>> 'Thảm cảnh' của người trẻ tại siêu cường châu Á: Lương thấp dù tốt nghiệp trường xịn, U40 vẫn 'ăn bám' bố mẹ vì không mua nổi nhà

TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm, một ứng dụng Trung Quốc khác ‘lên ngôi’ tại Mỹ, bất ngờ đều chung công ty mẹ

Người đàn ông Trung Quốc sử dụng 4.600 điện thoại để tạo tương tác ảo trên livestream, kiếm về gần 11 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Pháp và Trung Quốc nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-cuong-lung-lay-gan-100-trieu-nguoi-co-the-sap-quat-nga-nen-kinh-te-hung-manh-nhat-chau-a-233907.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Siêu cường lung lay: Gần '100 triệu người' có thể sắp ‘quật ngã’ nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á
POWERED BY ONECMS & INTECH