Số liệu kinh tế-xã hội tháng 8 khi nào được công bố?
Nghị định 62 có hiệu lực từ tháng 8/2024 quy định thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trong sẽ có sự thay đổi.
Theo quy định thông thường, Tổng cục Thống kê sẽ công bố số liệu kinh tế-xã hội vào ngày 29 hàng tháng, cung cấp cho người dân những thông tin cập nhật về tình hình kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, theo Nghị định 62 mới nhất, thời gian công bố các số liệu này sẽ được điều chỉnh. Theo quy định mới, báo cáo kinh tế-xã hội hàng tháng, cũng như báo cáo theo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm sẽ được lùi lại đến ngày 6 của tháng kế tiếp sau kỳ báo cáo.
Theo đó những số liệu như chỉ số giá tiêu dùng (PCI); số liệu ước tính tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ; số liệu sơ bộ tỷ lệ lao đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ; số liệu ước tính tỷ lệ thất nghiệp; số liệu sơ bộ tỷ lệ thất nghiệp của tháng 8 sẽ được công bố vào ngày 6/9/2024.
Thay đổi quan trọng cũng đã được áp dụng đối với thời gian công bố số liệu về GDP và GRDP. Theo quy định mới:
Số liệu GDP sơ bộ cho cả năm sẽ được công bố vào ngày 6 tháng 10 của năm tiếp theo sau năm báo cáo.
Số liệu GDP chính thức cho cả năm và theo quý sẽ được công bố vào ngày 6 tháng 10 của năm thứ hai sau năm báo cáo.
Tương tự:
Số liệu GRDP sơ bộ cho cả năm sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 10 của năm tiếp theo.
Số liệu GRDP chính thức cho cả năm và theo quý sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 10 của năm thứ hai sau năm báo cáo.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sự thay đổi trong thời gian công bố số liệu là bước đi phù hợp với xu hướng toàn cầu và đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành của Chính phủ các cấp.
Bà Hương cho biết dù có lùi thời gian công bố số liệu thống kê, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia công bố số liệu thống kê sớm nhất. Hiện nay, tại các quốc gia phát triển với hệ thống thông tin thống kê hiện đại vẫn có thời gian công bố số liệu trễ hơn nước ta.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương - Ảnh: Internet |
Việc điều chỉnh thời gian công bố các thông tin thống kê quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến ngành thống kê mà kéo theo sự thay đổi lịch trình tổ chức các cuộc họp của Chính phủ, UBND, và HĐND các cấp.
Đối với Tổng cục Thống kê, việc điều chỉnh thời gian công bố số liệu không chỉ đơn thuần kéo dài lịch trình mà còn làm thay đổi hoàn toàn quy trình từ việc thu thập, xử lý, cho đến tổng hợp và công bố thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của Tổng cục sẽ tăng lên, đòi hỏi sự nỗ lực và tổ chức chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, bà Dương Thị Kim Nhung, Phó vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê cũng bày tỏ quan điểm rằng việc số liệu thống kê sẽ sát với thực tế hơn khi điều chỉnh thời gian công bố.
Cùng với đó, bà Nhung tiếp tục thể hiện quan điểm về việc điều chỉnh thời gian công bố số liệu thống kê. Theo bà, với đặc thù điều hành kinh tế-xã hội tại Việt Nam, vào đầu mỗi tháng và đầu mỗi quý, Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương thường tổ chức các cuộc họp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong tháng trước, quý trước, năm trước và lập kế hoạch cho những bước đi tiếp theo.
Trong bối cảnh này, việc có các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế-xã hội trên toàn quốc với các chỉ tiêu quan trọng là vô cùng thiết yếu. Để các cuộc họp và đánh giá có thể dựa trên thông tin chính xác và kịp thời nhất, việc công bố số liệu sớm vào ngày 29 hàng tháng và cuối tháng 2 hàng năm được xem là cần thiết. Điều này không chỉ giúp Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hiện tại mà còn hỗ trợ họ trong việc đưa ra các nhận định, đánh giá và lập kế hoạch làm việc một cách hiệu quả nhất.
>>World Bank: Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024