Trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có giảm so với thời điểm cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
NHNN thông báo hạn mức tăng trưởng tín dụng lần đầu cho các NHTM
Theo báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất tại SSI Research, trong tuần trước, NHNN linh hoạt sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản trên hệ thống ngân hàng.
Nhu cầu tăng về cuối tháng và NHNN đã sử dụng kênh mua kỳ hạn 7 ngày với khối lượng lớn hơn (15,8 nghìn tỷ - so với mức 10,8 nghìn tỷ) nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Nghiệp vụ bán tín phiếu vẫn được duy trì xuyên suốt tuần, với tổng khối lượng 98,2 nghìn tỷ, ở kỳ hạn 7 và 91 ngày và lãi suất 6%.
Kết tuần, NHNN rút ròng nhẹ 1,4 nghìn tỷ đồng và khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng nhẹ lên 36,8 nghìn tỷ đồng, trong khi đó khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu là 167,2 nghìn tỷ đồng.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn dược duy trì trên 6% và kết tuần ghi nhận tại 6,3% (tăng 3- điểm so với tuần trước) ở kỳ hạn qua đêm. Chênh lệch giữa lãi suất VND và USD ở trạng thái dương.
Trong cuộc họp thường kỳ tháng 2, NHNN cho biết tính đến ngày 24/2, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 0,77%, huy động vốn tăng 0,05% so với cuối năm 2022.
Cũng trong tháng 2, NHNN đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại, với mức tăng trung bình 9-10%, thấp hơn so với năm 2022 nhưng điều này không mang hàm ý NHNN siết chặt chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, quan điểm về chính sách tiền tệ trong năm 2023 từ NHNN mang tính chất ôn hòa hơn, và hạn mức tín dụng này sẽ được điều chỉnh linh hoạt xuyên suốt năm. Hạn mức thận trọng được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu tín dụng chưa cao và NHNN cũng cần phải cân đối việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định các cân đối vĩ mô trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn tiếp tục tăng.
Về lãi suất, NHNN cho biết lãi suất trên thị trường đã có xu hướng giảm, trong đó lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm 0,43%/năm so với cuối năm 2022. Tuy nhiên nếu so với cùng kỳ, mức lãi suất so vay đã cao hơn 3,0-3,5%.
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có giảm so với thời điểm cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Ở chiều huy động, mức lãi suất niêm yết dành cho KHCN tại các NHTMCP đã được điều chỉnh giảm thêm 20-50 điểm cơ bản từ ngày 6/3, xuống chỉ còn cao nhất 9,0%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất thông thường đang dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lãi suất vay tiêu dùng đã được đẩy lên mức 14-16%/năm.
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng giá tuần thứ 3 liên tiếp
Dữ liệu PMI ngành dịch vụ và chỉ số khảo sát niềm tin tiêu dùng từ Conference Board được công bố trong ngày thứ 6 với kết quả không quá tích cực đã giúp làm giảm đà tăng của đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ.
Kết tuần, DXY (đo lường sức khỏe đồng USD) giảm 0,7% và hầu như các đồng tiền chủ chốt khác đều tăng giá nhẹ so với USD như EUR +0,82%, GBP 0,77%, JPY 0,45%.
Các đồng tiền trong khu vực Châu Á cũng ghi nhận mức tăng giá khá tốt như THB +1,0%, KRW 0,27%. Trong khi đó, rủi ro xung đột địa chính trị giữa Trung Quốc và Đài Loan tăng lên khiến TWD giảm 0,2%.
Trong tuần này, thị trường chờ đợi các thông tin quan trọng từ phiên điều trần của Chủ tịch Fed về CSTT của Fed, kéo dài 2 ngày 07-08/03 và báo cáo thị trường lao động chi tiết của Mỹ sẽ được Bộ Lao động nước này công bố ngày 10/03. Theo công cụ dự báo lãi suất Fed của CME (CME FedWatch), xác suất Fed tăng 25 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 3 vẫn đang là 75%.
Trên thị trường trong nước, tương đồng với diễn biến quốc tế, tỷ giá niêm yết tại các NHTM, tỷ giá chợ đen và tỷ giá liên ngân hàng đã hạ nhiệt trong tuần trước.
Kết tuần, tỷ giá niêm yết từ Vietcombank giảm 110 đồng/USD, trong khi tỷ giá chợ đen giảm 95 đồng/USD. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng giảm 0,25%, xuống VND 23.728/USD.
Áp lực điều hành đối với NHNN vẫn khá lớn khi tìm điểm cân bằng giữa tăng trưởng, lãi suất và tỷ giá. Điểm tích cực hỗ trợ tỷ giá đến từ nguồn cung ngoại tệ, với việc cán cân thương mại ước tính thặng dư 2,8 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm hay giải ngân FDI đạt 4,5 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy NHNN: Giảm 65 đơn vị cấp vụ, cục, tương đương và không còn mô hình Tổng cục
Nóng: NHNN ban hành Thông tư 52, yêu cầu các NHTM xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu