Sudico là gương mặt bất động sản đã và đang khiến một cổ đông lỗ hơn 2.500 tỷ đồng sau gần 1 năm vì đu đỉnh. Vai trò của cổ đông này tại SJS cũng đang là dấu hỏi lớn.
CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - Sudico (Mã SJS - HOSE) thông báo hoàn tất chuyển nhượng vốn góp tại CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long (ITC Thăng Long) với giá 160 tỷ đồng - tương đương 30% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này.
Sudico - doanh nghiệp từng có liên quan đến Tổng CTCP Sông Đà (Mã SJG) được biết đến với vai trò là nhà phát triển bất động sản có vốn điều lệ 1.566 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của công ty ghi nhận sự đi xuống trong 2 năm trở lại đây với doanh thu lần lượt 747 tỷ và 380 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cùng thời điểm đã cải thiện so với năm 2020 (đạt lần lượt 84 tỷ và 121 tỷ đồng).
Kết năm 2022, Sudico báo lãi tăng gần 50% nhờ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến 188 tỷ.
Sang năm 2023, công ty lên kế hoạch doanh thu 1.145 tỷ và lãi trước thuế 320 tỷ đồng; cổ tức bằng tiền dự kiến tỷ lệ 10%.
Quý 1/2023, SJS báo doanh thu thuần vỏn vẹn 48 tỷ đồng - giảm 71% so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận trước và sau thuế tăng đáng kể lên mức 16,2 tỷ. Dù vậy, kết quả này vẫn cách rất xa mục tiêu tham vọng đã được đề ra.
Đến cuối quý, SJS đang trích lập dự phòng 13,6/17,8 tỷ đồng danh mục chứng khoán. Khoản đầu tư cổ phiếu CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt ghi nhận lỗ 76% trong khi khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư PV2 lỗ 80%.
Nguồn: BCTC quý 1/2023 của Sudico |
Tại ĐHCĐ thường niên 2023 của Khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (Mã SJS), cổ đông liên tục chất vấn lãnh đạo công ty về những vấn đề nổi cộm nhiều năm như chuyện nợ cổ tức kéo dài, câu chuyện tăng vốn - đổi tên, chuyện về quỹ đất - pháp lý - tiến độ triển khai/chuyển nhượng dự án, tính khả thi đối với các mục tiêu kinh doanh năm 2023,...
Cổ đông hỏi:
- Việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022 là cách hợp thức hoá tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cuối năm với tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn 100%. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được ĐHCĐ thường niên thông qua là tiêu chí cao nhất để công ty hoạt động. Vậy tại sao phải điều chỉnh kế hoạch? Có phải là Ban điều hành chưa đủ năng lực không? Giải pháp cụ thể để thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh 2023 là gì nếu không phải là biện pháp điều chỉnh kế hoạch?
- Trên thị trường, Sudico nổi tiếng về việc nợ cổ tức kéo dài, việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty. Đề nghị HĐQT giải thích rõ về việc nợ cổ tức này. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, SJS cho biết sẽ đồng thời triển khai 7 - 8 dự án. Giải pháp tài chính để thực hiện đầu tư các dự án này như thế nào?
- Cơ sở và tính khả thi để SUDICO đưa ra những giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2023? Ban lãnh đạo có tự tin để thực hiện thành công các chỉ tiêu này không? Đề nghị trình bày cụ thể về dòng tiền để thực hiện các dự án theo kế hoạch đề ra?
- Một cổ đông khác cũng chất vấn về vai trò của "cổ đông mới" (Đầu tư An Phát) tại Sudico.
Xem chi tiết phần trả lời chất vấn tại đây...
Sudico cũng là cái tên khiến Đầu tư An Phát lỗ hơn 2.544 tỷ đồng sau 1 năm vì đu đỉnh [An Phát mua vào 41.745.862 cổ phiếu SJS (tỷ lệ 36,65% vốn) với giá 102.000 đồng/cp hồi giữa tháng 4/2022].
Thời điểm hiện tại, cổ phiếu SJS đã giảm 60% về dưới 42.000 đồng (kết phiên 18/5/2023).
Ở diễn biến liên quan, CTCP Chứng khoán Quốc Gia cách đây 1 tháng đã đăng ký bán toàn bộ 2.113.000 cổ phiếu SJS (tỷ lệ 1,84%) từ 23/4 đến 19/5/2023.
ĐHCĐ Sudico (SJS): Cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp, cổ đông đừng 'bán lúa non'
Sudico (SJS) đặt mục tiêu lãi lớn 350 tỷ đồng năm 2024, kỳ vọng sự đột phá từ dự án Nam An Khánh