Suy thoái 2 năm liên tiếp, nền kinh tế lớn nhất châu Âu bị Nga và Trung Quốc đẩy vào hố sâu khủng hoảng như thế nào?
Timo Wollmershaeuser, Giám đốc tại Tổ chức nghiên cứu Ifo, nhận định rằng Đức đang tụt hậu đáng kể so với các nước khác và trải qua giai đoạn trì trệ dài nhất trong lịch sử hậu chiến.
Reuters đưa tin, kinh tế Đức đã rơi vào suy thoái năm thứ hai liên tiếp, cho thấy tình trạng "đáng báo động" của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Cụ thể, Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm 0,2% trong năm 2024 và giảm 0,1% trong quý IV. Còn trước đó, năm 2023, kinh tế Đức đã giảm 0,3%.
Ruth Brand, Chủ tịch Cục Thống kê Liên bang Đức, cho biết tại cuộc họp báo công bố dữ liệu: "Những gánh nặng mang tính chu kỳ và cấu trúc đã cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2024".
Ông cũng nói thêm rằng sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia khác, chi phí năng lượng tăng, lãi suất ở mức cao và triển vọng kinh tế không chắc chắn đều có ảnh hưởng đến diễn biến của nền kinh tế.
Chưa hết, Reuters thông tin, từng là một khách hàng lớn mua khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đã và đang phải "vật lộn" để tìm kiếm các nguồn cung mới sau khi Moscow ngừng cấp năng lượng.
Xung đột cùng với biến đổi khí hậu và các yếu tố khác trong chuỗi cung ứng quốc tế cũng góp phần làm tăng lạm phát và tăng chi phí cho các mặt hàng thiết yếu như hàng tạp hóa và đồ dùng vệ sinh.
Bên cạnh đó, là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nhu cầu giảm đối với các sản phẩm của Đức cũng chính là yếu tố quyết định tác động đến nền kinh tế. Được biết, ô tô điện giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đã tràn vào và làm giảm nhu cầu đối với ô tô Đức.
Thêm nữa, nhà kinh tế Jens-Oliver Niklasch của LBBW cũng chỉ ra tình hình xuất khẩu có thể xấu hơn nữa sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người đã đe dọa áp dụng thuế quan toàn diện. Ông Niklasch đánh giá, có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy năm 2025, Đức sẽ tiếp tục suy thoái.
Ngoài ra, Đức cũng đang phải đối mặt với cơ sở hạ tầng cũ kỹ và khả năng cạnh tranh chậm chạp trong ngành công nghiệp và công nghệ.
Timo Wollmershaeuser, Giám đốc tại Tổ chức nghiên cứu Ifo, nhận định rằng Đức đang tụt hậu đáng kể so với các nước khác và trải qua giai đoạn trì trệ dài nhất trong lịch sử hậu chiến.
Tuy nhiên, bức tranh tổng thể vẫn có những yếu tố tích cực khi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 0,3% trong năm ngoái nhờ lạm phát hạ nhiệt và tiền lương tăng. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng ghi nhận mức thâm hụt ngân sách là 113 tỷ euro (tương đương khoảng 116,44 tỷ USD), tăng khoảng 5,5 tỷ euro so với năm 2023, tương đương 2,6% GDP.
>> Nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào khủng hoảng, GDP quý III có thể giảm mạnh
Chuyên gia: Giảm giá xăng 50%, ông Trump sẽ đẩy Mỹ vào một cuộc suy thoái kinh tế ‘tàn khốc’
Hàng loạt đại gia và ngôi sao Hồng Kông bán tháo biệt thự, giá giảm 2/3 vì suy thoái