Kiến thức

Tập hợp hơn 7.000m3 gỗ từ 600 cây lớn, xây dựng ‘siêu’ dự án toà tháp gỗ cao chọc trời với chi phí lên tới 8.800 tỷ đồng

Mộng Kha 10/08/2024 21:12

Công ty này cũng xây dựng nhiều khoảng xanh như vườn trên nóc tòa nhà, nông trại đô thị và cấp cho cư dân 80 chiếc xe chạy bằng điện.

Theo thông tin trên CNN, khu vực phía Tây Australia sắp chào đón tòa nhà gỗ cao nhất thế giới sau khi kế hoạch xây dựng một tòa tháp tại Nam Perth của nhà phát triển Grange Development đã được chính thức phê duyệt.

Dự án này sẽ không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với Australia mà còn đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng vật liệu gỗ trong các công trình cao tầng trên toàn thế giới. Với sự chấp thuận này, tòa nhà sắp tới sẽ vượt qua các kỷ lục trước đó, khẳng định vị thế tiên phong của Australia trong lĩnh vực kiến trúc bền vững và thân thiện với môi trường.

Dự án này sẽ không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với Australia mà còn đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng vật liệu gỗ trong các công trình cao tầng trên toàn thế giới (Ảnh: CNN)

Dự án này sẽ không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với Australia mà còn đánh dấu một bước tiến lớn trong việc sử dụng vật liệu gỗ trong các công trình cao tầng trên toàn thế giới (Ảnh: CNN)

Theo thông tin từ CNN, tòa nhà tại Nam Perth sẽ cao gần gấp đôi kỷ lục thế giới hiện tại, với 50 tầng và đạt chiều cao ấn tượng 191,2m. Đây là một bước tiến lớn trong ngành xây dựng bằng gỗ. Các nhà phát triển dự án cho biết khoảng 42% tòa nhà sẽ được xây dựng bằng gỗ, trong khi các cột và lõi chính sẽ sử dụng bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền vững và an toàn. Dự án khổng lồ này được ước tính có tổng giá trị lên tới 350 triệu USD, tương đương khoảng 8.800 tỷ đồng.

Được biết, gỗ sử dụng cho dự án tòa nhà chọc trời này sẽ được cung cấp từ hai nguồn chính. Thứ nhất là từ nhà sản xuất gỗ công nghiệp lớn nhất Australia, XLam. Thứ hai, một phần gỗ sẽ được vận chuyển từ châu Âu đến Tây Australia bằng những con tàu chở quặng sắt rỗng trên đường trở về sau khi đã giao hàng, giúp tối ưu hóa việc vận chuyển và giảm thiểu tác động môi trường.

Theo Grange Development, tòa nhà 50 tầng sắp được xây dựng sẽ là tòa chung cư không thải carbon đầu tiên ở phía Tây Australia, với hơn 200 căn hộ. Công trình này sẽ sử dụng 7.400m3 gỗ, được thu hoạch từ khoảng 600 cây lớn.

Công trình này sẽ sử dụng 7.400m3 gỗ, được thu hoạch từ khoảng 600 cây lớn (Ảnh: CNN)

Công trình này sẽ sử dụng 7.400m3 gỗ, được thu hoạch từ khoảng 600 cây lớn (Ảnh: CNN)

Bên cạnh việc sử dụng gỗ, kế hoạch của công ty còn bao gồm việc tạo ra nhiều không gian xanh, chẳng hạn như vườn trên nóc tòa nhà và nông trại đô thị, mang đến môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho cư dân. Đặc biệt, cư dân sẽ được cung cấp 80 chiếc xe Tesla Model 3 chạy hoàn toàn bằng điện, giúp giảm thiểu lượng khí thải từ việc sử dụng phương tiện giao thông.

Philip Oldfield, Phó Giáo sư Kiến trúc và Giám đốc Trường Môi trường Xây dựng thuộc Đại học New South Wales, nhận định rằng dự án này có chất lượng rất tốt về mặt môi trường. Ông nhấn mạnh rằng việc thay thế bê tông và thép, vốn là các vật liệu chịu trách nhiệm cho một phần lớn lượng khí thải CO2, bằng các vật liệu sinh học như gỗ sẽ giúp giảm đáng kể tác động môi trường của tòa nhà.

Theo Hội đồng Tòa nhà Cao và Môi trường Đô thị, đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, khẳng định tiềm năng của kiến trúc lai giữa gỗ và bê tông trong việc tạo ra các công trình không chỉ cao hơn mà còn bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Dự án này được nhận định có chất lượng rất tốt về mặt môi trường (Ảnh: CNN)

Dự án này được nhận định có chất lượng rất tốt về mặt môi trường (Ảnh: CNN)

Tuy nhiên, dù xây dựng bằng gỗ khối mang lại nhiều lợi ích tiềm năng về mặt bền vững và thân thiện với môi trường, song thị trường địa phương vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khiến các nhà phát triển còn do dự trong việc chấp nhận rủi ro.

James Dibble, CEO của Grange Development, cho biết: "Thông thường, việc xây dựng tòa nhà lai, bao gồm cả gỗ khối, có thể đắt hơn tới 20% so với phương pháp xây dựng truyền thống. Đối với các nhà phát triển, vốn đã có lợi nhuận eo hẹp, điều này tạo ra một rủi ro tương đối lớn".

Ông Dibble cũng chỉ ra rằng, mặc dù có lo ngại về nguy cơ hỏa hoạn khi sử dụng gỗ, thực tế thì tòa nhà bằng gỗ có khả năng chống cháy tốt hơn so với tòa nhà bằng thép. Gỗ khối có xu hướng bị cháy từ từ và biến thành than, giúp bảo vệ phần cấu trúc bên trong khỏi nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển chuỗi cung ứng cho gỗ công nghiệp. Ông Dibble cho biết: "Mặc dù chuỗi cung ứng đang phát triển nhanh chóng, vẫn còn những hạn chế trong việc tìm kiếm các công ty có khả năng cung cấp tất cả các thành phần khác nhau như gỗ glulam, gỗ dán nhiều lớp (CLT), và gỗ ván ép đồng hướng (LVL). Việc tìm kiếm một công ty sản xuất tất cả các loại gỗ này là rất khó khăn và ngay cả khi tìm được, việc đảm bảo nguồn cung đủ lớn để đáp ứng yêu cầu của dự án là một thách thức lớn”, Ông Dibble nói.

Ngoài ra, vấn đề về công nghệ sản xuất cũng không kém phần quan trọng. Việc sở hữu những máy ép đủ lớn và công nghệ tiên tiến để đảm bảo mọi quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ cũng là một trở ngại đáng kể.

>> Tòa nhà chọc trời 500m ‘chạm đỉnh’ một châu lục, xoắn 90 độ từ trên xuống dưới, phần móng sâu 82m lập kỷ lục thế giới

Hai tòa tháp đặc biệt hút ánh sáng mặt trời tạo ra 1,8 tỷ kWh điện

Lộ diện 2 toà tháp sẽ vượt mặt Landmark 81, không chỉ cao nhất Việt Nam mà còn cao nhất 10 nước Đông Nam Á

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tap-hop-hon-7000m3-go-tu-600-cay-lon-xay-dung-sieu-du-an-toa-thap-go-cao-choc-troi-voi-chi-phi-len-toi-8800-ty-dong-d130133.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tập hợp hơn 7.000m3 gỗ từ 600 cây lớn, xây dựng ‘siêu’ dự án toà tháp gỗ cao chọc trời với chi phí lên tới 8.800 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH