Tay ngang sang chứng khoán, một công ty thép đầu tư 'toàn lỗ' suốt 15 năm

26-02-2024 14:02|Hải Băng

Giai đoạn 2009 - 2023, một ông lớn ngành thép năm nào cũng phải trích từ vài tỷ đồng đến hơn trăm tỷ đồng để dự phòng khoản lỗ do đầu tư chứng khoán. Mới đây, doanh nghiệp này đã cắt lỗ toàn bộ.

Trong khi ngành thép đang có những tín hiệu hồi phục tích cực, hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận lợi nhuận ròng tích cực trong quý cuối năm 2023 như Hòa Phát (HPG) lãi 2.972,8 tỷ đồng, Hoa Sen (HSG) lãi 103,4 tỷ đồng, Nam Kim (NKG) lãi 22,5 tỷ đồng...thì CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) bất ngờ báo lỗ.

Quý IV/2023, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu 2.168,7 tỷ đồng, tăng 30,5% svck. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng là âm 12,5 tỷ đồng (quý IV/2022 lỗ 114,2 tỷ đồng).

Lũy kế cả năm 2023, TLH mang về 6.157,4 tỷ đồng doanh thu tăng 21,7% svck và vỏn vẹn 4 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 46,7% svck.

Kết quả kinh doanh kém khả quan bởi doanh nghiệp có giá vốn hàng bán lớn, lên tới 97,5%. Bên cạnh đó, chi phí tài chính ròng chiếm 1,3% doanh thu, trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến lợi nhuận của doanh nghiệp "rất mỏng".

Tay ngang sang đầu tư chứng khoán và hệ quả

Đam mê chứng khoán, một ông lớn ngành thép năm nào cũng trích lỗ nhưng vẫn thích đầu tư
TLH bán cắt lỗ gần hết danh mục cổ phiếu.

Đáng chú ý, doanh nghiệp này cũng bán gần như toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán sau một khoảng thời gian dài thua lỗ.

Trong quý IV/2023, Thép Tiến Lên đã bán sạch cổ phiếu IJC, SHB, VIX và nhiều cổ phiếu khác, nhiều cổ phiếu trong số này đã được nắm trong khoảng thời gian vài năm. Tổng giá trị bán ra tính trên giá trị hợp lý của danh mục là 73 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, công ty chỉ còn nắm giữ danh mục gần 2 tỷ đồng (trên giá trị hợp lý), vẫn đang lỗ 41%.

Tay ngang sang chứng khoán, một công ty thép đầu tư 'toàn lỗ' suốt 15 năm
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh giai đoạn 2009 - 2023 của Thép Tiến Lên

Trong 15 năm qua, Thép Tiến Lên năm nào cũng phải trích lập khoản dự phòng giảm giá do đầu tư chứng khoán. Năm 2011, trích lập 164,4 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 748,8 tỷ đồng. Trong con sóng giảm năm 2022 của thị trường chứng khoán, TLH phải trích lập gần 63 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của Thép Tiến Lên là 4.127,7 tỷ đồng, phần lớn phân bổ cho hàng tồn kho là 2.413,4 tỷ đồng (chiếm 58,5%). Tài sản được hình thành từ 1.860,8 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 2.266,9 tỷ đồng nợ phải trả.

>> SSI Research dự báo lợi nhuận Tập đoàn Hoa Sen (HSG) sẽ tăng 25 lần trong năm 2024

Lái xe của ông Trịnh Văn Quyết được 'phù phép' nắm giữ cổ phiếu trị giá 230 tỷ

FPT Telecom (FOX) sắp trả cổ tức nghìn tỷ, một cổ đông bán ra 3,45 triệu cổ phiếu

IDI có thể được giảm 94% thuế khi xuất khẩu cá tra vào Mỹ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tay-ngang-sang-chung-khoan-mot-cong-ty-thep-dau-tu-toan-lo-suot-15-nam-224269.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tay ngang sang chứng khoán, một công ty thép đầu tư 'toàn lỗ' suốt 15 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH