Kiến thức

Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam bị 'xé toạc' trên không trung, tan thành 350 mảnh vỡ, 'vướng' ở độ cao 800-1.000 km

Như Ý 13/08/2024 18:29

Vụ việc này xảy ra ở nước láng giềng Việt Nam, gây xôn xao dư luận một thời gian dài.

Vào năm 2022, một vụ nổ tên lửa ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Cụ thể, ngày 11/11/2022, quá trình phóng tên lửa Trường Chinh 6A diễn ra suôn sẻ khi vệ tinh Yunhai 3 được đưa vào quỹ đạo thành công. Tuy nhiên, sự cố vỡ tầng trên của tên lửa đã khiến sự kiện này trở thành tâm điểm của sự tò mò. Tên lửa nổ tung trên không trung, tạo ra hơn 350 mảnh vỡ, gây xôn xao dư luận.

Đến ngày 12/11/2022, Phi đội Phòng thủ Không gian 18 (18 SDS) của Lực lượng Không quân Mỹ đã báo cáo rằng họ đã theo dõi ít nhất 50 mảnh vỡ từ tầng trên của tên lửa Trường Chinh 6A. Con số này nhanh chóng tăng lên đáng kể, đạt đến 350 mảnh vỡ chỉ trong một thời gian ngắn.

Tên lửa Trường Chinh 6A trước khi phóng lên vũ trụ. Ảnh: OurSpace

Tên lửa Trường Chinh 6A trước khi phóng lên vũ trụ. Ảnh: OurSpace

Theo nhà vật lý thiên văn kiêm chuyên gia theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell, vụ nổ này có thể đã rất mạnh, căn cứ vào việc theo dõi các mảnh vỡ. Phần lớn những mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 6A sau khi vỡ đã "lơ lửng" ở tầng cao của quỹ đạo, cách mặt đất từ 800 đến 1.000km. Ở độ cao này, chúng sẽ mất một thời gian dài để rơi xuống và bốc cháy trong khí quyển.

Trong khi đó, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và Trạm Thiên Cung của Trung Quốc thời điểm xảy ra vụ nổ quay ở độ cao thấp hơn nhiều, lần lượt ở khoảng 420km và thấp hơn một chút. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng vụ nổ không ảnh hưởng đến hai trạm nói trên.

Tên lửa nổ giữa không trung, vỡ thành 350 mảnh. Ảnh: Internet

Tên lửa nổ giữa không trung, vỡ thành 350 mảnh. Ảnh: Internet

Hiện tượng các tầng tên lửa vỡ ra sau khi hoàn thành nhiệm vụ không phải là điều hiếm gặp trong các hoạt động khám phá vũ trụ.

Gần đây, Trung Quốc lại tiếp tục thực hiện một vụ phóng tên lửa Trường Chinh 6A, mang theo 18 vệ tinh G60 lên quỹ đạo. Tuy nhiên, một lần nữa, tên lửa này gặp sự cố phát nổ trên không trung. Theo dữ liệu radar từ tổ chức theo dõi LeoLabs, tên lửa đã vỡ ra thành ít nhất 700 mảnh và con số này có thể tăng lên hơn 900 mảnh. Sự cố xảy ra ở độ cao 810km, tạo nên tình huống nguy hiểm khi hàng ngàn mảnh vỡ nhỏ li ti trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với các vệ tinh đang hoạt động ở độ cao dưới 800km.

Tính đến năm 2022, theo thống kê của Văn phòng Rác Vũ trụ thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, đã có hơn 630 sự kiện tương tự được ghi nhận. Những sự cố này có thể bao gồm các vụ nổ, va chạm hoặc các tình huống bất thường khác khi tên lửa bay vào không gian. Nếu tên lửa va chạm với rác vũ trụ hoặc vi thiên thạch, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn, tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ nguy hiểm. Vì vậy, các nhà vận hành tàu vũ trụ đang nỗ lực áp dụng các biện pháp ngăn chặn những vụ nổ như vậy.

>> Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam 'tan thành mây khói' trên không trung, tạo ra ít nhất 700 mảnh vỡ

Quốc gia sát vách Việt Nam tạo ra tên lửa siêu thanh ‘bất khả chiến bại’, tầm bắn trên toàn cầu, có thể liên tục ra vào bầu khí quyển

Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam 'tan thành mây khói' trên không trung, tạo ra ít nhất 700 mảnh vỡ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ten-lua-cua-nuoc-lang-gieng-viet-nam-bi-xe-toac-tren-khong-trung-tan-thanh-350-manh-vo-vuong-o-do-cao-800-1000-km-d130323.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam bị 'xé toạc' trên không trung, tan thành 350 mảnh vỡ, 'vướng' ở độ cao 800-1.000 km
    POWERED BY ONECMS & INTECH