Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) còn được gọi là Tết nửa năm, tết diệt sâu bọ. Tết Đoan Ngọ 2023 nhằm vào thứ Năm ngày 22 tháng 6 Dương lịch.
Tết Đoan Ngọ năm 2023 vào ngày mấy dương lịch?
Ngày diệt sâu bọ tức ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, đây là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc. Có tên Đoan Ngọ bởi ngày lễ bắt đầu giữa trưa, vào lúc giờ Ngọ là 11 giờ đến 13 giờ. Mọi người tổ chức ngày diệt sâu bọ với mục đích cầu mong cho một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa bằng cách thực hiện nhiều hoạt động như diệt sâu bọ, cúng kiếng, tẩy rửa, phóng sinh…
Tết Đoan Ngọ hàng năm cũng là dịp để con cháu, họ hàng ở nhiều nơi tụ họp bên nhau mừng lễ và cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, đối với một số nước Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… thì mùng 5 tháng 5 được xem là ngày Tết truyền thống.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Vì đây là thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết nên sâu bọ và dịch bệnh dễ phát sinh, do đó dân ta có tục trừ trùng phòng bệnh.
Tết Đoan Ngọ tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, năm 2023 ngày lễ này rơi vào ngày thứ năm ngày 22 tháng 6 năm 2023 dương lịch.
Cần chuẩn bị gì trong Tết Đoan Ngọ?
Đây là thời điểm cây trái bắt đầu đơm hoa kết quả của năm, vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Bên cạnh đó, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương cũng sẽ có thêm những món ăn khác nhau.
Ngày Tết Đoan Ngọ mọi người cần chuẩn bị đồ cúng từ sớm để dân lên ông bà tổ tiên nên không khí lúc này nhộn nhịp, vui vẻ không khác gì ngày Tết. Khi hoàn thành thủ tục thì cả nhà sẽ tụ họp ăn uống những món ăn truyền thống cùng nhau. Ngày lễ mùng 5 tháng 5 cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, giúp gắn kết mọi người lại với nhau.
Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Khảo cây vào giờ Ngọ
Tại thời khắc mặt trời lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ bắt đầu đi khảo cây. Đây là một hành động đánh vào cây để kiểm tra những vấn đề mà cây đó đang gặp phải.
Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?...
Ăn trái cây giết sâu bọ
Theo quan niệm của ông bà xưa, để diệt các “sâu bọ” trong người thì phải ăn trái cây đầu mùa. Những loại cái cây dâng lên tổ tiên không những tốt cho sức khỏe mà còn nhằm mục đích mong muốn đời sống sung túc. Việc ăn trái cây cũng giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng bảo vệ khỏi những bệnh tật nguy hại.
Ăn bánh ú tro, chè trôi nước hoặc chè kê
Bánh ú là một loại bánh truyền thống của người Việt và không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng ở nước ta. Bánh có đặc tính mát và dễ tiêu có tác dụng trung hòa các loại thức ăn nhiệt nóng, khó tiêu. Bên cạnh đó, bánh còn giúp thải độc cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, phòng các loại bệnh sỏi thận và gút…
Chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người miền Nam vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chè được làm từ bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, khi ăn kèm với nước cốt dừa tạo nên hương vị thanh mát, thơm ngon.
Còn ở Huế, chè kê là món ăn không thể thiếu mỗi khi đến dịp tết Đoan Ngọ. Hạt kê được xay và loại bỏ lớp vỏ rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, có độ đặc sền sệt, sau đó thêm nước đường cùng một chút gừng là sẽ được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn.
Ăn cơm rượu nếp, nếp cẩm
Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm nấu lên men với rượu. Món này có vị ngọt, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, trị chứng ra mồ hôi trộm và làm giảm cơn khát… Đây là phong tục thể hiện mong muốn sức khỏe dồi dào, đẩy lùi các bệnh tật của người xưa để lại.
Ăn thịt vịt
Thịt vịt theo nhiều nghiên cứu có những dưỡng chất và tính mát có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt. Và việc bổ sung những chất tốt cho sức khỏe là mục tiêu mà mọi người trong ngày Tết Đoan Ngọ hướng đến.
Tắm lá nước mùi
Theo truyền thống người Việt Nam, dùng cây mùi đun nước để tắm vào ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp cơ thể thoát nhiều mồ hôi, thư giãn và trị được bệnh tật.
Hái lá thuốc
Theo quan niệm truyền thống, 12 giờ trưa là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Do đó hái lá thuốc vào thời điểm đó sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phong tục này chỉ diễn ra ở một số địa phương.
Phóng sinh
Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong trong năm nên sẽ vô cùng thích hợp để phóng sinh. Phóng sinh là việc thiện và sẽ mang lại phước lành, may mắn cho người thực hiện.