Nhiều người vô cùng phẫn nộ khi một tỷ phú Mỹ khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên vào không gian chỉ chưa đầy một tuần sau thảm họa tàu Titan.
Hành khách trên tàu lặn Titan phải trả 250.000 USD mỗi người để có một vị trí trong hành trình khám phá xác tàu Titanic. Cuối cùng, chiếc tàu lặn nổ tung sau 2 giờ xuống biển.
Năm hành khách trên tàu Titan đã tử vong ngay lập tức mà không kịp nhận ra mối hiểm họa đang đến. Thế nhưng, không vì thảm kịch này mà xu hướng du lịch mạo hiểm của giới siêu giàu suy giảm.
Chuyến thám hiểm không gian giá 10 tỷ đồng
Sau khi vụ nổ tàu lặn Titan xảy ra chưa đầy 1 tuần, công ty Virgin Galactic của tỷ phú Mỹ Richard Branson đang hứng chịu chỉ trích vì khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên vào không gian.
Tỷ phú người Mỹ Richard Branson. |
Theo Business Insider, Virgin Galatic sẽ đưa ba hành khách từ Lực lượng Không quân Ý và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia vào không gian. Tổng cộng sẽ có khoảng 5 người thực hiện sứ mệnh này, trong đó có một phi hành gia và bốn phi công.
Theo như những gì được Virgin Galatic công bố, chuyến bay vào vũ trụ này sẽ kéo dài 90 phút với mục đích "tiến hành một loạt các thí nghiệm khoa học dưới quỹ đạo".
Virgin Galactic cũng đăng tải những nội dung chào mời những khách hàng có điều kiện đặt trước các chuyến bay tương tự trong tương lai. Được biết, giá mỗi vé có thể lên đến 450.000 USD (10,6 tỷ đồng).
Tàu Virgin Galactic phát nổ trên sa mạc Mojave (Mỹ) hồi tháng 11/2014. |
Những lo ngại về an toàn của hình thức du lịch vũ trụ không phải là không có cơ sở khi trước đó, một thành viên phi hành đoàn đã chết trong chuyến bay thử nghiệm tàu nguyên mẫu của Virgin Galactic vào năm 2014 khi tàu này phát nổ trên sa mạc Mojave.
Tháng 4 năm nay, một tên lửa của SpaceX cũng đã phát nổ trong nỗ lực đầu tiên phóng lên quỹ đạo.
Mạo hiểm tính mạng để thoát khỏi sự nhàm chán
Mặc cho những sự cố thương tâm nói trên, không gì có thể ngăn được giới siêu giàu tham gia vào những chuyến đi mạo hiểm tốn kém tiền bạc và nguy hiểm tính mạng này.
Một lý do mà người giàu sẵn lòng chi tiêu cho những chuyến đi mạo hiểm như vậy có lẽ đơn giản là để thoát khỏi sự nhàm chán của cuộc sống hàng ngày, Insider dẫn lời Ellen Langer, một nhà tâm lý học của Đại học Harvard.
"Có nhiều người trong chúng ta đang không thực sự sống đúng nghĩa và thường mất tập trung", bà Ellen Langer giải thích. "Việc thực hiện một điều nguy hiểm đòi hỏi chúng ta trở nên tập trung, và việc tập trung này thực sự làm cho cuộc sống trở nên sống động hơn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng".
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Adele Doran, giảng viên du lịch tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), thảm họa tàu lặn Titan sẽ không làm giảm nhu cầu du lịch mạo hiểm.
"Tôi nghĩ rằng với những người có đủ tài chính, họ có nhu cầu về loại hình khám phá này. Cần rất nhiều tiền để làm những việc này và sẽ luôn có những người sẵn sàng chi", bà chia sẻ.
Phát hiện thi thể nạn nhân từ mảnh vỡ tàu lặn Titan
Vì sao không thể có phép màu cho nạn nhân vụ nổ tàu lặn Titan?