Nhân vật

Thân thế mỹ nhân Việt nhận hồi môn 20.000 lượng vàng từ ông ngoại giàu đình đám trong lịch sử, sát cánh vua triều Nguyễn, 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương

Thanh Thanh 26/11/2023 09:30

Được biết, hình ảnh Nam Phương hoàng hậu từng được in trên tem Đông Dương một thời.

Nam Phương hoàng Hậu - Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuộc đời thời trẻ của hoàng hậu giống như một giấc mộng cổ tích đối với tất cả thiếu nữ thời bấy giờ. Một tuổi thơ nhung lụa, một tình yêu đẹp (dù chỉ là thuở ban đầu) với Hoàng đế, và một thân phận hoàng hậu cao quý lưu danh đến tận ngày nay.

Xuất thân "cành vàng lá ngọc"

Nam Phương hoàng hậu tên là Nguyễn Hữu Thị Lan, tên thánh là Marie Thérèse, sinh ngày 4/12/1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang). Bà xuất thân trong gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Ông ngoại của bà là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.

Từ nhỏ, bà và chị gái đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống an nhàn. Năm 12 tuổi, bà được gia đình gửi sang Pháp và theo học ở trường Couvent des Oiseaux - một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành.

4db416fb-1849-4a1b-911a-d76ac70e1860

Thuở thiếu thời đầy duyên dáng của Nguyễn Hữu Thị Lan.

nam-phuong-17-1694164920 (1)

Nguyễn Hữu Thị Lan trên tạp chí Le Monde Illustré - xuất bản năm 1934.

Tháng 9/1932, sau khi đỗ tú tài toàn phần (tương đương với việc tốt nghiệp THPT hiện nay), bà trở về Việt Nam.

Được biết, Nguyễn Hữu Thị Lan đã được vinh danh tại nhiều cuộc thi sắc đẹp và 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương. Bà được nhiều người "thần tượng" cả trí tuệ và nhan sắc. Là một phụ nữ quý tộc có học thức, tiếp thu văn hóa phương Tây và hấp thụ tinh hoa phương đông từ gia đình.

Người sát cánh cựu hoàng Bảo Đại

Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và cũng được gửi đi du học ở Pháp từ khi còn bé.

bao-Dai

Sau khi về nước, Nguyễn Hữu Thị Lan vô tình gặp được vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt. Nổi tiếng xinh đẹp, nên ngay từ lần gặp đầu tiên, Nguyễn Hữu Thị Lan đã khiến nhà vua say đắm. Trong cuốn Con rồng Việt Nam, nhà vua viết: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".

Mặc dù có nhiều rào cản do Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo công giáo nhưng cuối cùng năm 1934 Bảo Đại cũng được phép tổ chức hôn lễ với người vợ vừa thông minh sắc sảo vừa quyến rũ. Thời điểm đấy, gia đình ông Huyện Sỹ đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt, tương đương với 20.000 lượng vàng thời bấy giờ làm của hồi môn. Được biết, ông Huyện Sỹ là ông ngoại của Nguyễn Hữu Thị Lan và là người đứng đầu trong tứ đại phú hào giàu nhất Sài Gòn xưa.

Nam-Phuong-15

Đám cưới của Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại xuất hiện trên báo chí lúc bấy giờ.

Chỉ 4 ngày sau kết hôn với vua Bảo Đại, bà Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong thành Nam Phương hoàng hậu. Sau khi tấn phong, Nam Phương hoàng hậu được vua Bảo đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do diện phục sức màu vàng - màu sắc chỉ có vua chúa mới được được sử dụng. Bà cũng dọn về ở trong điện Kiến Trung cùng nhà vua- nơi đã được tân trang sửa chữa theo kiến trúc phương Tây, như một cách để bà thấy sự quen thuộc của những ngày tháng sống ở Pháp.

b97f81fe-e56b-4e61-91fe-4a60e0e8dd73

Hình ảnh Nam Phương hoàng hậu từng được in trên tem Đông Dương một thời.

Với tư cách là hoàng hậu, Nam Phương giúp chồng ngoại giao, đón tiếp khách quốc tế, giao tiếp với người Pháp. Bà còn là vị đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm công tác khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

76afb276-2307-42ba-8713-38bed883002d

Nam Phương hoàng hậu trong những lần tiếp xúc với truyền thông.

Sau nhiều năm chung sống, hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại sau đó có với nhau 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa.

eec05bb5-6894-4281-a900-51e0c93aaf9f

Hình ảnh Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại và 5 người con của hai người.

Tuy nhiên, sau Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, cả gia đình rời khỏi cung. Ông ra Hà Nội làm Cố vấn Chính Phủ. Nam Phương hoàng hậu ở lại Huế. Và từ đây, bà phát hiện chồng mình qua lại với những người phụ nữ khác nhau. Chuyện tình của hai người cũng từ đó dần đứt đoạn, cho đến khi chiến tranh xảy ra, lo ngại cho an nguy của các con, bà đưa 5 người con tìm đường từ Đà Lạt tản cư sang Pháp.

38f9664f-c13c-41e6-a7b0-fd3b68558b08

Ảnh chụp Nam Phương hoàng hậu bên các con sau sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị.

480209d6-ab89-46c6-ba2f-1e0afc4f8df0

Nam Phương hoàng hậu cùng các con khi mới sang Pháp.

Sau khi Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại, không còn hy vọng về việc Thái tử Bảo Long sẽ lên ngôi, Nam Phương hoàng hậu dường như “chấp nhận” số phận, sống an yên những ngày tháng cuối đời tại Pháp.

Gu thời trang đi trước thời đại

Từng du học ở phương Tây, Nam Phương hoàng hậu không chỉ là người học cao hiểu rộng mà còn có nhan sắc hơn người, khí chất cao sang, gu ăn mặc tân thời, thanh lịch. Cách lựa chọn trang phục của bà đều chú trọng đem lại vẻ trang nhã, nhẹ nhàng, mang đậm phong cách riêng. Thậm chí, giờ đây khi nhìn lại, người ta vẫn thấy chúng vô cùng hợp mốt.

Những năm tháng ở tuổi 20, Nam Phương hoàng hậu sở hữu dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát. Trong những bức hình cũ, bà thường diện trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng. Cuốn Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng có viết bà rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin.

nam-phuong-16-1694164918

Bức ảnh Nam Phương hoàng hậu diện bộ váy trắng thuở đôi mươi, từng được đăng trên tuần báo Pháp - L'Illustration năm 1934.

Theo những ảnh tư liệu còn lại, hoàng hậu Nam Phương mặc đẹp cả trang phục truyền thống và trang phục Tây phương. Hoàng hậu tôn nghiêm trong hoàng phục với áo rồng mũ phượng. Đẹp cao quý với áo dài truyền thống. Bà thường chọn vòng cổ, hoa tai, cài áo để kết hợp cùng áo dài. Cũng có hình ảnh hoàng hậu mặc áo dài, đội khăn chít.

940e558b-2ff1-4a04-b845-781fba4a7bae

Là một người phụ nữ từng du học nhiều năm ở Pháp, hoàng hậu Nam Phương có gu thời trang được Tây hóa. Điển hình như set áo lụa đỏ, chân váy bút chì màu kem có hình son môi này. Đây là set đồ minh chứng cho các phối đồ sành điệu của bà.

5e21ddb4-cd26-4106-aa9a-f55fdc792b6e

Nam Phương hoàng hậu sang trọng với áo blouse, chân váy dài họa tiết đôi môi và đi giày cao gót đế thấp.

Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, “Nam Phương Hoàng hậu ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmain. Bà cũng là một người rất sành điệu ăn mặc và màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Có lẽ vì cuộc đời của bà buồn nhiều hơn vui nên bà đã chọn màu tím chăng.”

93b4c7f5-c715-4dc6-996b-7e6aead7e868

Bà Nam Phương ưa chuộng những chiếc cài áo hoặc phụ kiện tóc to bản, những món đồ thời trang gắn liền với tầng lớp quý tộc châu Âu.

Trong những bộ âu phục đương thời, Nam Phương hoàng hậu vẫn giữ vẻ đẹp đài các, sang trọng. Những đường nét Á Đông trên gương mặt dường như đồng điệu hoàn hảo với phục sức phương Tây. Hoàng hậu đeo vòng cổ ngọc trai, đội mũ lệch và mặc những chiếc váy dài qua gối.

66fc2555-b5a2-468d-a94e-62e1158b1753

Kể cả khi người ta hay bảo là bà “lưu vong”, Nam Phương hoàng Hậu vẫn sống trong nhung lụa nhờ gia đình giàu có của mình. Bố mẹ hoàng hậu, ông bà Nguyễn Hữu Hào, đã mua cho bà biết bao nhà đất, những mong của cải vật chất có thể khỏa lấp nỗi buồn riêng của con gái. Nhưng bà đã lựa chọn lánh xa nơi phù phiếm đô thành, tìm về với niềm vui an nhiên ở vùng quê Chabrignac, cách Paris 500km phía Tây Nam.

Theo nguồn tin từ lepopulaire.fr cho biết, trong những năm tháng cuối cùng, ở nơi xứ người, Nam Phương hoàng hậu vẫn chiếm trọn cảm tình của những người dân xung quanh. Lucien Boudy – một cựu xã trưởng làng Chabrignac, mô tả về hoàng hậu Nam Phương: “Là một mệnh phụ phu nhân rất duyên dáng, đặc biệt thân thiện rộng rãi với dân làng. Bà cũng rất nhân đạo và yêu thương với người hầu kẻ hạ trong nhà”.

Truyền thông nước Pháp cũng luôn dành sự ưu ái và những lời có cánh cho người phụ nữ đến từ An Nam xa xôi: “Bà hoàng hậu đẹp vẫn ngự trong tim” (La belle impératrice demeure dans les coeurs – Tiêu đề một bài báo điện tử của Pháp).

>> Thân thế gia tộc Việt giàu có đến nỗi cho cháu 20.000 lượng vàng làm của hồi môn, xây "cung điện" án ngữ cả một vùng sông nước

Mỹ nhân đầu tiên và duy nhất của Việt Nam từng 2 lần đăng quang Hoa hậu: Ái nữ nhà Giáo sư, chấp nhận ở ẩn, U50 "chưa muốn đi thêm bước nữa"

Mỹ nhân màn ảnh Việt truân chuyên hậu 4 đời chồng, U50 vẫn tự tin diện bikini khoe vóc dáng gợi cảm: "Đau khổ trong giàu có sẽ dễ chịu hơn tổn thương trong nghèo khó"

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/than-the-my-nhan-viet-nhan-hoi-mon-20000-luong-vang-tu-ong-ngoai-giau-dinh-dam-trong-lich-su-sat-canh-vua-trieu-nguyen-3-lan-gianh-giai-hoa-hau-dong-duong-d111735.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thân thế mỹ nhân Việt nhận hồi môn 20.000 lượng vàng từ ông ngoại giàu đình đám trong lịch sử, sát cánh vua triều Nguyễn, 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương
    POWERED BY ONECMS & INTECH