Thành phố 130 tuổi là 'tiểu Paris' của Việt Nam: Chưa được 'đổi đời' trong năm sau

28-05-2024 13:00|Thảo Đan

Theo quy hoạch ban đầu, thành phố này sẽ mở rộng và sáp nhập trong năm sau...

Theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 tại TP Đà Lạt, kế hoạch mở rộng Đà Lạt bằng việc sáp nhập huyện Lạc Dương sẽ được dời sang giai đoạn 2026-2030 thay vì mốc 2025.

Thay vào đó Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định sáp nhập 2 địa phương này ở giai đoạn 2026-2030. Huyện Lạc Dương rộng 130.000ha ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, với 5 xã, một thị trấn và với hơn 31.000 người (năm 2021). Địa phương nằm liền kề Đà Lạt, khí hậu mát mẻ, mỗi năm thu hút 1,7-2 triệu lượt khách du lịch, hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp.

Công tác mở rộng Đà Lạt được thực hiện theo kế hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 (thay thế quy hoạch năm 2014) được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 3. Theo quy hoạch này, Đà Lạt trong tương lai gồm 6 vệ tinh, thành phố hiện hữu làm trung tâm, các đô thị xung quanh đảm nhiệm các chức năng khác nhau và cùng kết nối.

TP Đà Lạt (hiện rộng 394km2) sẽ là trung tâm hành chính, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, bảo tồn các di sản kiến trúc. Các huyện Đức Trọng, Lâm Hà được định hướng trở thành trung tâm thương mại, giải trí, du lịch hỗn hợp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo tính toán, quy mô dân số Đà Lạt đến năm 2035 hơn 1,1 triệu người; đến 2045 khoảng hai triệu người.

>> 'Tiểu Paris' của Việt Nam chuẩn bị đón thêm 1 tuyến phố đi bộ 1,6km

Đà Lạt: Giải mã sức hút đặc biệt của thành phố ngàn hoa
TP Đà Lạt

Đà Lạt được hình thành cách đây 130 năm, dân số hơn 237.000 người (năm 2022). Thời Pháp thuộc, Đà Lạt có hơn 1.300 biệt thự với kiến trúc đa dạng, nhiều nhất là kiến trúc phía Bắc nước Pháp nên được ví là "tiểu Paris". Với độ cao 1.500m so với mực nước biển, khí hậu dịu mát quanh năm, kiến trúc độc đáo, thành phố thu hút đông du khách. Những năm gần đây thành phố đang đối mặt với tình trạng quá tải do đô thị hóa quá nhanh, hạ tầng không đáp ứng nhu cầu phát triển...

Theo phương án điều chỉnh được nêu trong nghị quyết vừa ban hành, giai đoạn 2023-2025 tỉnh Lâm Đồng nhập Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành một huyện; xã Quảng Lập vào xã Pró (thuộc huyện Đơn Dương). Đây là các huyện, xã có đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và quy mô dân số dưới 70% quy định.

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã của huyện Bảo Lâm Lộc An, Lộc Nam, Tân Lạc, Lộc Thành và Lộc Tân vào TP Bảo Lộc; tiếp tục rà soát, sắp xếp các xã có đồng thời hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định để sắp xếp, sáp nhập.

>> Thành phố 130 tuổi sắp trở thành quận rộng nhất cả nước, được mệnh danh là 'tiểu Paris' của Việt Nam

Việt Nam đón hơn 11 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng: Lộ diện tỉnh hút vốn nhiều nhất

2 sân bay tại huyện ngoại thành Hà Nội sẽ được nâng cấp, phục vụ cả quân sự và dân dụng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-pho-130-tuoi-la-tieu-paris-cua-viet-nam-chua-duoc-doi-doi-trong-nam-sau-236407.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thành phố 130 tuổi là 'tiểu Paris' của Việt Nam: Chưa được 'đổi đời' trong năm sau
POWERED BY ONECMS & INTECH