Thành phố định hướng phát triển công nghiệp du thuyền làm nền tảng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến du thuyền trên địa bàn. Đây là bước đi nhằm tạo động lực phát triển mới cho thành phố.
Theo đề án, từ năm 2024 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đà Nẵng dự kiến có 38 dự án ưu tiên đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 7.260 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho công nghiệp du thuyền là 5.700 tỷ đồng và vốn đầu tư cho dịch vụ du thuyền là 1.560 tỷ đồng.
Các dự án bến du thuyền đáng chú ý bao gồm bến quốc tế trên sông Hàn ở phía đường Bạch Đằng (quận Hải Châu) với diện tích 1ha, bến quốc tế tại Khu đô thị Đa Phước (quận Hải Châu) với diện tích 3ha (giai đoạn 1), bến quốc tế Thuận Phước (quận Sơn Trà), và bến Bạch Đằng ở gần cầu Nguyễn Văn Trỗi (quận Hải Châu).
Đà Nẵng định hướng phát triển công nghiệp du thuyền làm nền tảng, xây dựng các dịch vụ du thuyền theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng cao. Thành phố cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh hoạt động khai thác du thuyền nội địa và từ bờ ra đảo, nâng cao vai trò quốc tế trong lĩnh vực này.
>> Quảng Ngãi hé lộ thời gian khởi công dự án nâng cấp tuyến đường quan trọng gần 600 tỷ đồng
Đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ tập trung xây dựng hạ tầng bến du thuyền quốc tế gắn với dịch vụ tầm cỡ tại vịnh Đà Nẵng, hình thành hạ tầng ban đầu của công nghiệp du thuyền và kêu gọi đầu tư cơ sở đóng mới du thuyền cỡ vừa và nhỏ.
Đảm bảo hoàn thiện đầu tư hạ tầng bến du thuyền quốc tế và nội địa, thành phố đặt mục tiêu phát triển công nghiệp và dịch vụ liên quan đến du thuyền với mức đóng góp vào GRDP đạt 2-3% (trong đó, dịch vụ du thuyền đóng góp 1,5-2,3%, công nghiệp du thuyền đóng góp 0,5-0,7%).
Đến năm 2050, Đà Nẵng sẽ phát triển công nghiệp đóng mới du thuyền chuyên nghiệp và hiện đại, chuyển đổi bến cảng biển Tiên Sa thành bến cảng biển du thuyền quốc tế. Thành phố sẽ tiếp tục phát triển ổn định công nghiệp du thuyền, đưa dịch vụ liên quan trở thành thương hiệu đặc trưng với mức đóng góp GRDP khoảng 4-5%.
Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ liên quan đến du thuyền dự kiến tạo ra khoảng 8.800 việc làm mới đến năm 2025, 35.000 việc làm giai đoạn 2025-2030, và 57.000 việc làm sau năm 2030.
Với sự phát triển mạnh mẽ, đô thị hiện đại, văn minh, Đà Nẵng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng cũng được mệnh danh là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".
>> Đà Nẵng mời thầu dự án nhà máy xử lý chất thải đa năng 164 tỷ đồng
TP thuộc tỉnh đông dân nhất cả nước sẽ 'khắc nhập' thêm một huyện
Nhà xe Thành Bưởi 'chật vật' sau khủng hoảng: Muốn mở bến xe tạm tại Đà Lạt, Lâm Đồng liền 'lắc đầu'