Thành phố giàu nhất Việt Nam đề xuất đầu tư hơn 590 tỷ xây nút giao kết nối khu Nam với tuyến cao tốc 31.000 tỷ
TP.HCM đề xuất đầu tư hơn 590 tỷ đồng xây nút giao kết nối Quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức – Long Thành, tăng cường liên kết vùng khu Nam. Dự án hứa hẹn sẽ giảm áp lực giao thông cho thành phố hiện đại và giàu có bậc nhất cả nước
TP.HCM – Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước vừa đề xuất đầu tư hơn 590 tỷ đồng để hoàn chỉnh nút giao giữa Quốc lộ 50 và tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành tại huyện Bình Chánh. Dự án không chỉ có ý nghĩa về hạ tầng mà còn mở ra kỳ vọng mới trong kết nối vùng và khai thác hiệu quả tuyến cao tốc hàng chục nghìn tỷ đồng.
Theo Báo Lao Động, Sở Tài chính TP.HCM cho biết, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến là 591 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng chiếm khoảng 457 tỷ đồng. Phần còn lại dành cho công tác tư vấn, quản lý dự án và các chi phí dự phòng khác. Nếu được UBND TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư trong thời gian tới, dự án sẽ khởi công vào cuối năm 2025 và hoàn thành vào năm 2026 – trùng thời điểm toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành chính thức vận hành.

Nút giao này được xem là điểm kết nối chiến lược giữa khu Nam TP.HCM với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Quốc lộ 50 hiện là trục giao thông huyết mạch nối TP.HCM với Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những dự án trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, dài gần 58km, đi qua Long An, TP.HCM và Đồng Nai.
Trong bối cảnh cả hai tuyến đều đang được gấp rút thi công, việc hoàn chỉnh nút giao này sẽ bảo đảm tính đồng bộ trong khai thác và tránh nguy cơ "thắt cổ chai" – nhất là khi Quốc lộ 50 đang được mở rộng lên 6 làn xe. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã lên phương án điều chỉnh thiết kế cầu vượt để phù hợp với quy mô mới của tuyến đường.

TP.HCM là thành phố có GRDP đạt 1,78 triệu tỷ đồng trong năm 2024, trở thành thành phố giàu nhất Việt Nam đã tiếp tục khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Giờ đây, thành phố đang đặt mục tiêu hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển đô thị và công nghiệp. Nút giao Quốc lộ 50 không phải là trường hợp duy nhất. Thành phố hiện cũng đang nghiên cứu đầu tư thêm hai nút giao khác tại đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ) và đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Bình Chánh), với tổng vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Riêng nút giao đường Rừng Sác, nơi hiện vẫn là tuyến độc đạo kết nối TP.HCM với Cần Giờ và tỉnh Đồng Nai, dự kiến sẽ được đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng để giảm áp lực cho giao thông đường thủy, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch và đô thị sinh thái tại khu vực này. Trong khi đó, các nút giao tại Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Văn Tạo được kỳ vọng sẽ gia tăng liên kết giữa khu đô thị cảng Hiệp Phước và các khu công nghiệp trọng điểm ở Long An và TP.HCM.
Nhìn tổng thể, với chiến lược đầu tư bài bản, TP.HCM đang cho thấy quyết tâm không chỉ dẫn đầu cả nước về kinh tế mà còn hướng đến việc xây dựng một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ và kết nối liên vùng hiệu quả. Nút giao hơn 590 tỷ đồng tại Bình Chánh chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể ấy – nơi thành phố giàu nhất Việt Nam đang từng bước khẳng định tầm vóc của một siêu đô thị khu vực.
Hầm chui gần 500m tại nút giao lớn nhất TP. HCM dời ngày thông xe
Toàn cảnh đại công trường nút giao 3 tầng kết nối 6 trục đường của 3 địa phương giàu nhất Việt Nam