Dự kiến, đến năm 2024, dân số tại địa phương này sẽ tăng lên khoảng 800.000-830.000 người trong đó, dân số thường trú ước từ 550.000-570.000 người và dân số quy đổi khoảng 250.000-260.000 người.
Vào năm 2020, sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có diện tích gần 1.200km2 với dân số hơn 300.000 người.
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, dân số TP. Hạ Long sẽ tăng lên khoảng 800.000-830.000 người trong đó, dân số thường trú ước từ 550.000-570.000 người và dân số quy đổi khoảng 250.000-260.000 người.
Hiện nay, chính quyền TP. Hạ Long đang tập trung lập quy hoạch theo mô hình gồm 5 vùng với 15 phân khu.
Theo đó, vùng Vịnh Hạ Long tập trung vào bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đây là khu vực quan trọng về du lịch và văn hóa. Vùng phía Đông phát triển các khu đô thị mới và khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đô thị hóa và công nghiệp hóa.
>> 'Tiểu Paris' của Việt Nam chuẩn bị đón thêm 1 tuyến phố đi bộ 1,6km
Vùng phía Tây TP. Hạ Long tập trung phát triển các khu dân cư, khu đô thị mới, và đồi núi phong phú với mục tiêu tạo ra một môi trường sống an ninh và bền vững. Vùng phía Bắc phát triển bền vững và bảo tồn môi trường thiên nhiên, với những khu vực sinh thái và văn hóa độc đáo.
Vùng vịnh Cửa Lục và khu vực phía Bắc vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối của thành phố, nơi tập trung các dự án quan trọng về giao thông và du lịch.
Cuối tháng 4 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã họp nghe và cho ý kiến về quy hoạch các phân vùng của TP. Hạ Long.
Trên cơ sở nghe báo cáo và xem xét, đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu việc lập và điều chỉnh quy hoạch các phân khu TP. Hạ Long phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố dựa trên 4 trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh.
Việc phân vùng phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương phục vụ mục tiêu chung xây dựng, phát triển TP. Hạ Long trở thành đô thị dịch vụ, du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ - du lịch quốc gia mang tầm quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại và đồng bộ.
Bên cạnh đó, phát triển TP. Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc mới được sáp nhập.
Đồng thời, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I đối với TP. Hạ Long; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng (đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không) kết nối trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, quy hoạch phân vùng TP. Hạ Long phải đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại phát triển đô thị hiện nay. Trong đó, hệ thống hạ tầng tại một số khu vực đô thị được đầu tư từ nhiều năm trước đã xuống cấp, tình trạng ngập lụt, rác thải, nước thải… tại các khu dân cư.
Trên cơ sở ý kiến tham gia của các sở, ngành liên quan, ông Cao Tường Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chính quyền TP. Hạ Long và đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh đồ án quy hoạch vùng phía Bắc cũng như 4 vùng còn lại.
Riêng khu vực phía Bắc TP. Hạ Long, cần phát huy giá trị sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch mới như du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá, bổ trợ cho sản phẩm du lịch của Thành phố.
Để thực hiện quy hoạch, địa phương cần bổ sung quỹ đất phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch, bổ sung các quỹ đất làm sân Golf, trường học, trung tâm y tế chất lượng cao nhằm thu hút đầu tư.
Theo thông tin từ UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, hiện địa phương đang tập trung xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch chung và quy hoạch 5 vùng theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh có đường bờ biển dài thứ hai cả nước với 250km đường biển. Bên cạnh đó, tỉnh còn là địa phương sở hữu nhiều đảo nhất Việt Nam với 2.077 hòn đảo, trong đó có những đảo đất diện tích lớn và trung bình như Cái Bầu: 190km2, Trà Bản 76,4km2, Vĩnh Thực 32,6km2, Ba Mùn 23,4km2, Thanh Lân 16,8km2, Cô Tô 15,6km2.
>> Đất thừa kế chưa bao giờ hết ‘hot’, nơi thiếu sổ đỏ có được phép chia hay không?
Thị xã nằm ở giao lộ 'vàng' Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sắp lên thành phố
Gần 3.300 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ 4B nối Lạng Sơn - Quảng Ninh