Thành phố trẻ, thủ phủ mới của miền Tây sông nước đầu tư hơn 1.000 tỷ để 'hoá rồng'
Thành phố này đã có những chuyển biến đáng kinh ngạc khi được lựa chọn là nơi xây dựng các khu, cụm công nghiệp thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thành phố Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang được thành lập vào ngày 28/9/2010. Thành phố trẻ gần 15 năm tuổi này nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, cửa ngõ Bắc bán đảo Cà Mau; chỉ cách thành phố Cần Thơ 47km.
Vị Thanh gắn kết máu thịt với 2 đại lộ đường thủy chiến lược: sông Cái lớn, thông ra biển Tây và kinh Xáng Xà No, nối liền sông Cần Thơ và sông Hậu, tới biển Đông.
Trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh lỵ Hậu Giang (Ảnh: Lý Lam Anh)
Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có tổng mức đầu tư khoảng 1.015.466 triệu đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA khoảng 570.000 triệu đồng, vốn đối ứng khoảng 445.466 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-28/6/2024. Quy mô dự án có 34 gói thầu được triển khai thực hiện, gồm có 6 gói thầu xây lắp và 28 gói thầu tư vấn.
Đến nay, tổng giá trị thực hiện dự án là 873 tỷ 394 triệu đồng/949 tỷ 403 triệu đồng , đạt 91,9% so với tổng dự án (không bao gồm phần vốn dự phòng); giải ngân toàn dự án là 832 tỷ 160 triệu đồng/949 tỷ 403 triệu đồng, đạt 87,6% so tổng dự án.
Dự án có 6 gói thầu xây lắp. Hiện tại, gói thầu xây dựng đường Nguyễn Huệ nối dài đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (giá trị 45,9 tỷ đồng). Gói thầu mở rộng đường giao thông 1/5 đạt 93,44%; các gói thầu nâng cấp Khu Lia 1, Lia 3 đạt 85,16%; Lia 2, Lia 7 đạt 91,47%; Cải tạo kênh Cái Nhúc và xây dựng hồ Tam Giác có khối lượng đạt 84,18%, Cải tạo Kênh 62 đạt 58,34%.
Hiện nay Vị Thanh đã có được một hình ảnh trẻ trung, mới mẻ nhưng vẫn giữ được nét riêng của vùng đất châu thổ sông Mê Kông thoáng đãng, khí hậu trong lành. Kể từ khi các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được mở rộng, và đặc biệt là đón đầu tuyến cao tốc miền Tây đã và đang được xây dựng, TP. Vị Thanh đã có những chuyển biến đáng kinh ngạc khi được lựa chọn là nơi xây dựng các khu, cụm công nghiệp thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ về đầu tư kinh doanh.
Thêm nữa, tỉnh Hậu Giang nằm trên nhiều trục giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các tuyến quốc lộ đi ngang qua như Quốc lộ 1, 61, 61B, 61C, Nam sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp... Hơn thế, tuyến giao thông đường thủy bằng kênh, rạch, tuyến sông Hậu, kênh Xáng Xà No... cũng là những tuyến đường thủy huyết mạch của vùng. Sắp tới đây, cảng Trần Đề cũng sẽ được đầu tư phát triển trở thành cảng biển nước sâu tạo ra tuyến vận tải hàng hóa liên vùng và quốc tế, đây sẽ là cửa ngõ đón đầu luồng hàng hóa đi khắp miền Nam và từ các tỉnh ĐBSCL xuất đi khắp nơi.
Là “thành phố con” lớn lên sau TP. Cần Thơ, TP. Cà Mau… nên Vị Thanh đang được xem là thủ phủ mới của miền Tây, được thừa hưởng những cơ hội tốt nhất của tỉnh Hậu Giang để "hoá rồng" phát triển mà vẫn giữ nguyên bản sắc của một thủ phủ miền sông nước, trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam Bộ.
>> Thành phố di sản của Việt Nam chuẩn bị xây cầu bắc qua con sông nghìn năm tuổi
Nam Long (NLG) thành lập hai công ty mới để mở rộng dự án tại tỉnh giàu nhất miền Tây
Lạ miệng món ốc ngửi khói bếp ở miền Tây, 'vỗ béo' bằng sữa tươi và trứng gà