Thành phố này có mật độ dân số trung bình cao nhất cả nước.
Theo dự thảo Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đối với phương án quy hoạch hệ thống đô thị, TP. HCM sẽ có tổng cộng 5 đô thị, trong đó có 3 đô thị vệ tinh mới.
Theo đó, về phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính, có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, về cơ bản vẫn giữ nguyên; 80/312 đơn vị hành chính cấp xã trong diện cần sắp xếp lại.
Dân số đô thị (chính thức) là 10,5 triệu người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 95%; tổng quy mô đất đô thị là 153.441ha; bình quân 146,1m2/người.
Thành phố Hồ Chí Minh |
Về định hướng phát triển hệ thống đô thị, TP. HCM là đô thị loại đặc biệt, có 5 đô thị bao gồm 1 đô thị trung tâm loại đặc biệt; TP. Thủ Đức loại I; 3 thành phố vệ tinh là thành phố phía Bắc gồm huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi (loại III), thành phố phía Tây gồm huyện Bình Chánh (loại III) và thành phố phía Nam gồm quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ (loại III).
Ranh giới chính thức của các thành phố trực thuộc TP. HCM được xác định tại đề án thành lập các thành phố này.
>> Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương, hút hơn 1,7 tỷ USD từ Nhật Bản
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 về diện tích (sau Hà Nội) với tổng diện tích 2.096km2. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với Hà Nội.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021, dân số thành phố này là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km2 (cao nhất cả nước).
>> Tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương, có 1 thị xã và 2 huyện sẽ vào khu vực nội thành
Huyện của TP. HCM được lên thành phố, sắp khởi công khu đô thị đại học Quốc tế 2,5 tỷ USD
Mở rộng gấp 10 lần đường vào bến phà trọng điểm của TP. HCM giao cắt đường Vành đai 3